Tạp chí YTCC số 43 xin chào các bạn.

Trong số này sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

Tác giả Dương thị Thu Hương và cộng sự sẽ trình bày nghiên cứu: “Các yếu tố xã hội liên quan tới việc có ý định tử tử và cố gắng tự tử ở học sinh phổ thông trung học Hà Nội.” Đây là nghiên cứu về một vấn đề khá mới, từng lạ lẫm ở Việt Nam. Với nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến một thực trạng sức khoẻ tâm thần được cho là gây nên bởi những áp lực tinh thần lên các đối tượng học sinh trung học. Qua đó đã bước đầu gợi ý những khuyến nghị về sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Tác giả Nguyễn Hữu Thắng và cộng sự, nghiên cứu “Kiến thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại một số vùng miền tại Việt Nam”. Đề tài này không mới, nhưng nó phản ánh một thực trạng mới rằng mặc dù bệnh không truyền nhiễm, mãn tính đã chiếm vai trò thống trị trong mô hình bệnh tật tại Việt Nam thì ở một số nơi vẫn còn những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Lơi lỏng nhận thức của các bà mẹ về các bệnh này sẽ nguy hiểm nếu bệnh xuất hiện lại.

Tác giả Phạm Vân Thuý đã “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mật độ xương của nữ sinh vị thành niên tại Thái Nguyên năm 2014.” Và đã cho thấy một tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, béo phì và mật độ xương thấp là cao ở khu vực này. Việc cải thiện khẩu phần ăn, điều chỉnh chế độ ăn, và luyện tập cũng như bổ xung vitamine và khoáng chết là cần thiết.

Tác giả Trần Quang Đức và cộng sự đã mô tả: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan  tới ý định từ bỏ thuốc lá của nam giới hút thuốc lá từ 18 tuổi trở lên tại 3 phường của quận Đống Đa, Hà Nội năm 2016.” Qua đó, tác giả đã đưa một tỷ lệ và những lý do khá tích cực về tỷ lệ cũng như nguyên nhân muốn từ bỏ thuốc lá trên những nhóm đối tượng này.

Tác giả Nguyễn Thị Thi Anh và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định hiến máu nhắc lại, thông qua một nghiên cứu tổng quan hệ thống. Kết quả là thái độ và sự tự chủ là hai yếu tổ mạnh nhất ảnh hưởng cơ bản tới hành vi này. Kế đến là những chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực đạo đức cá nhân, sự hài lòng cũng như các phản ứng khi tham gia hiến máu là những yếu tố quan trọng tới hành vi này.

Tác giả Nguyễn Hoàng Lan và cộng sự đã nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ở thành phố Quy Nhơn.” Cho thấy những chỉ số đánh gía này thấp và cần được cải thiện. Trong một bối cảnh các bệnh không truyền nhiễm, mãn tính gia tăng nhanh chóng, già hoá dân số đang trở thành cản trở lớn nhất của nền kinh tế, những nghiên cứu như thế này là cần thiết và việc chuyển những kết quả nghiên cứu này tới các nhà hoạch định chính sách là quan trọng để có thể sớm có những giải pháp cho tương lai.

Tác giả Phạm Thị Bền và cộng sự nghiên cứu về việc phân tích “Mô hình ICF-CY trong can thiệp ngữ âm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt”.  Và đưa ra những gợi ý cho việc sử dụng mô hình này ở Việt Nam.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu những nghiên cứu này tới bạn đọc.

Mục lục

Anh Thị Thi Nguyễn, Sơn Ngọc Hoàng, Dương Thị Thùy Đoàn
Hương Thị Thu Dương, Ngọc Thị Minh Trần
Thắng Hữu Nguyễn, Long Nguyễn Hoàng, Anh Lê Việt, Minh Đinh Thị, Anh Trần Tuấn
Đức Quang Trần, Ánh Thị Kim Lê, Liên Thị Kim Vũ
Thúy Vân Phạm