Stress ở sinh viên năm thứ 4 ngành bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2022-2023 – khóa đầu tiên của chương trình đổi mới

Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Nhị Bắc, Đặng Thị Bích Ngọc, Dương Thuý An, Trần Lê Trường Tùng, Đào Thị Thanh Chúc

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi66.03

Ngày nhận bài: 19/10/2023

Ngày gửi phản biện: 26/02/2024

Ngày duyệt bài: 25/03/2024


Mục tiêu: Mô tả thực trạng stress ở sinh viên năm thứ 4 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2022-2023 - Khóa đầu tiên của Chương trình đổi mới.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 353 sinh viên năm thứ 4 ngành Bác sỹ Y khoa bằng bộ câu hỏi DASS-21

Kết quả: 70,2% sinh viên bị stress với các mức độ khác nhau (Nhẹ: 18,4%, Vừa: 22,9%; Nặng: 21,2%; Rất nặng: 8,5%). Biểu hiện khi bị stress: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc 82,1%; Tim đập nhanh: 78,1%; Suy nghĩ nhiều, lan man: 90%; Khó kiềm chế cảm xúc: 79,7%. Nguyên nhân gây ra stress: Chương trình học nặng (95,2%); Áp lực kiểm tra, thi cử (93,6%); Kỳ vọng của gia đình (34,3%)/bản thân (67,3%). Ảnh hưởng của stress: Giảm sút về sức khỏe (88,0%) và hiệu quả học tập (85,3%).

Kết luận: Tỷ lệ sinh viên bị stress rất cao ở năm học thứ 4 trong Chương trình đổi mới với nhiều biểu hiện đa dạng cả về thể chất và tâm lý, nguyên nhân gây ra stress chủ yếu xuất phát từ môi trường học tập và từ bản thân sinh viên. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và hiệu quả học tập của các em. Việc điều chỉnh nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học, cách thức lượng giá phù hợp và tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên là hết sức cần thiết.


PDF

 

Từ khóa


Stress; Sinh viên Y khoa