Nhu cầu kiến thức, thái độ về HIV và xét nghiệm HIV chưa được đáp ứng của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn, Cát Bà Hải Phòng năm 2014 (Unmet need for knowledge, attitude about HIV and HIV testing among female sex workers in Do Son, Cat Ba, Hai Phong province 2014)

Bùi Thị Tú Quyên, Vũ Thị Hoàng Lan, Lê Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Dương Văn Đạt, Ngô Đức Anh

Tóm tắt


Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích được triển khai tại các cơ sở dịch vụ giải trí của Đồ Sơn, Cát Bà-Hải Phòng năm 2014 với mục tiêu (i) Mô tả nhu cầu kiến thức, thái độ về HIV và xét nghiệm HIV chưa được đáp ứng của phụ nữ mại dâm (PNMD) làm trong các cơ sở dịch vụ giải trí tại Đồ Sơn, Cát Bà, Hải Phòng và (ii) Xác định một số yếu tố liên quan đến các nhu cầu chưa được đáp ứng trên. Với phương pháp chọn mẫu vẽ bản đồ và hòn tuyết lăn, đã có 492 phụ nữ mại dâm tham gia nghiên cứu. NCV đã phỏng vấn trực tiếp PNMD sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc về kiến thức, thái độ về HIV/AIDS và xét nghiệm HIV. Số liệu được nhập bằng Epidata và phân tích bằng STATA 12.0, các kỹ thuật thống kê mô tả và hồi qui logistics đơn và đa biến được sử dụng. Kết quả: Tỷ lệ PNMD có kiến thức toàn diện về HIV chưa được đáp ứng là 57,9%; tỷ lệ có thái độ về HIV chưa được đáp ứng là 24,5%; nhu cầu chưa được đáp ứng về xét nghiệm HIV là 62,7%. Có mối liên quan giữa số khách trung bình/ ngày, thu nhập trung bình/ tháng của PNMD với nhu cầu kiến thức toàn diện về HIV chưa được đáp ứng. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, thu nhập trung bình/ tháng của PNMD với kiến thức lây truyền mẹ-con chưa được đáp ứng. Địa bàn nghiên cứu, thu nhập trung bình/ tháng của PNMD, thời gian làm mại dâm có liên quan đến nhu cầu thái độ về HIV chưa được đáp ứng. Khuyến nghị: Xây dựng tờ rơi/sách mỏng về HIV/AIDS kèm thông tin địa chỉ xét nghiệm và phát đến các cơ sở dịch vụ giải trí trong địa bàn. Tư vấn nhóm nhỏ với PNMD về HIV/AIDS và xét nghiệm HIV, tập trung vào nhóm PNMD dân tộc thiểu số, mới đến địa bàn, học vấn thấp. Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về HIV cho chủ các cơ sở giải trí để họ có thể trao đổi với PNMD.

English abstract:

A cross-sectional study has been conducted in Do Son and Cat Ba district – Hai Phong province, in 2014 with objectives: (i) to descriptive unmet need for knowledge, attitude about HIV and HIV testing among female sex workers (FSW) in Entertainment Establishments in Hai Phong province and (ii) to determine the relationship between unmet needs above and some factors. Researchers applied a sampling strategy with 2 stages: mapping and snowball, a total of 492 FSWs participated the study. FSWs have been face-to-fate interviewed follow a structured questionnaire about knowledge, attitude and HIV testing. Data were analyzed with STATA 12.0, the descriptive statistics and univariate/ multivariate logistic regression have been applied. Findings: The percentage of Unmet need for comprehensive knowledge of HIV/AIDS among FSW was 57,9%; about 24,5% FSW had Unmet need for ‘accepting’ attitudes of HIV/AIDS; the percentage of Unmet need for HIV testing among FSW was 62,7%. There were the relationships between Unmet need for comprehensive knowledge of HIV/AIDS and number clients per day and monthly income. Education, monthly income related with Unmet need for  knowledge of mother to child HIV transmission. In addition, Unmet need for ‘accepting’ attitudes of HIV/AIDS related with FSW’s monthly income, study site and length of time to work as FSW. Recommendations: Develop the brochures/leaflets about HIV/AIDS including information about health facilities when FSW can get HIV testing, distribute them to Entertainment Establishments. Counseling with small group of FSW about HIV/AIDS as well as HIV testing, focus on FSW who belongs to low education group, new members of working as FSW and have high income. Organize the training course about HIV/AIDS for the Owners of Entertainment Establishments therefore they can communicate with FSW.


Từ khóa


Phụ nữ mại dâm; Hải Phòng; HIV; nhu cầu chưa được đáp ứng; kiến thức; thái độ; xét nghiệm HIV; Female Sex Workers; Hai Phong; HIV; unmet need; knowledge; attitude; testing

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bộ Y Tế (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006.

Bộ Y Tế, Viện Vệ sinh dịch tễ TW và Quỹ Toàn cầu (2013), Điều tra tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở Việt Nam năm 2012.

Nguyễn Minh Hoàng và cs (2012), Thực trạng hoạt động can thiệp giảm tác hại dành cho nhóm nghiện chích ma tuý và nữ mại dâm tại tỉnh Thanh Hoá năm 2009. Tạp chí Y tế công cộng, 2012. 23(23): p. 7.

Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Trung Thu và Nguyễn Văn Hùng (2013), Nghiên cứu hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm tại tỉnh Cà Mau năm 2012. Tạp chí Y tế công cộng 2013. 28(28): p. 4.

Trần Thị Tuyết Mai, Lê Cự Linh và Nguyễn Thanh Long (2008), Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan ở gái mại dâm tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Tạp chí Y tế công cộng, 2008. 10(10): p. 8.

Bùi Thị Mậu (2010), Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động Xã hội tỉnh Hoà Bình năm 2009. Tạp chí Y tế công cộng, 2010. 16(16): p. 6.

Quỹ dân số Liên hiệp quốc (2013), Nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS: Bằng chứng từ phân tích số liệu MICS 2011, trong Các ấn phẩm về sức khỏe và sinh sản tình dục do Quỹ dân số Liên hiệp quốc xuất bản. Hà Nội.

Lê Minh Thi (2007), Du lịch, mại dâm, buôn bán phụ nữ liên quan đến HIV/AIDS tại biên giới miền Bắc Thái Lan, khu vực tam giác vàng. Tạp chí Y tế công cộng, 2007. 7(7): p. 7.

Đào Việt Tuấn (2011), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm của các nữ thành viên câu lạc bộ Hoa Phượng, Hải Phòng năm 2009-2010. Tạp chí Y học thực hành, 2011.

Viện Vệ sinh dịch tễ TW (2011), Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam vòng II-2009. Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Bach Xuan Tran, et al., HIV voluntary testing and perceived risk among female sex workers in the Mekong Delta region of Vietnam. Global Health Action 2013. 6(20960).

Matthew Cherisich, Fast forwarding health access for female sex workers: Finding from 1 Indian and 3 African sites. Health Policy and Systems Research, 2014. Policy brief.

Phrasisombath, K., et al., Care seeking behaviour and barriers to accessing services for sexually transmitted infections among female sex workers in Laos: a cross-sectional study. BMC Health Serv Res, 2012. 12: p. 37.

Xiuxia Ye, et al., Social, psychological and environmental structural factors determine consistent condom use among rural to urban migrant female sex workers in Shanghai China. BMC Public Health, 2012. 12(599)