Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 (The situation of food poisoning in Hanoi city from 2010 to 2014)

Nguyễn Thùy Dương, Trần Ngọc Tụ, Hoàng Đức Hạnh

Tóm tắt


Hồi cứu số liệu chi tiết toàn bộ các vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm liên tục từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2014 được ghi nhận trong báo cáo lưu tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Kết quả cho thấy Hà Nội xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 204 người mắc, 185 người nhập viện và 01 trường hợp tử vong. Hoàn cảnh xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu tại các bữa ăn gia đình (5/13 vụ – 38,5%) và đám cỗ cưới (5/13 vụ – 38,5%). Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm chiếm 23% (3/13 vụ), do hóa chất chiếm 15% (2/13 vụ), do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên chiếm 8% (1/13 vụ) và không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc chiếm 54% (7/13 vụ). Có 8/13 vụ ngộ độc (61,5%) không còn  thực phẩm lưu để làm xét nghiệm. Ngộ độc thực phẩm xảy ra liên quan đến một số thức ăn nguyên nhân điển hình như bánh dày, thịt cóc, …

English abstract:

Results from retrospective analysis of food poisoning cases recorded for 5 consecutive years in Ha Noi city from 01/2010 to 12/2014 by Hanoi Food Authority show that there were 13 episodes of food poisoning, with 204 infected persons, 185 hospitalized persons and one death. Occurrence of food poisoning cases was mainly found in family meals (5/13 cases - 38.5%) and wedding parties (5/13 cases - 38.5%. The causes of food poisoning were due to microbial infection (3/13 cases – accounted for 23%), contamination of chemicals (2/12 cases – accounted for 15%, and unidentified causes (7/13 cases - accounted for 54%). There was no food samples for testing in 8 out of 13 poisoning cases. The food poisoning occurrence in Hanoi had a correlation with eating toad meat, round sticky rice cake, etc.


Từ khóa


ngộ độc thực phẩm; các vụ ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội; food poisoning; food poisoning in Hanoi

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Hồ Sỹ Biên, Phan Thị Thảo Vinh (2014), Nghiên cứu thực trạng Ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Quảng Trị năm 2009 và 2013, Tạp chí Y học Thực hành số 933-934, trang 197, XB 11/2014.

Bùi Quang Lộc, Trương Hữu Hoài (2014), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Đăk Lăk từ năm 2004 đến 2013, Tạp chí Y học Thực hành số 933-934, trang 213, XB 11/2014 .

Trần Thị Thảnh (2012), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang trong 10 năm từ năm 2001 đến 2010, Tạp chí Y học Thực hành số 842, trang 226, XB 10/2012.

Đặng Oanh (2007), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Tây Nguyên năm 2004-2007, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần 4 năm 2007, trang 224-229.

Trần Minh Hoàng, Nguyễn Kiều Uyên, Hồng Hữu Đức (2009), Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Bình Dương từ năm 2000-2007, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần 5 năm 2009, trang 204-211.

Lâm Quốc Hùng, Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Phương Mai (2007), Một số đặc điểm dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm trong toàn quốc từ năm 2002 đến tháng 9 năm 2007, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học An toàn vệ sinh thực phẩm lần 4 năm 2007, trang 189-200.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội – Báo cáo tổng kết hoạt động VSATTP các năm từ năm 2010 đến năm 2014.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội – Báo cáo chi tiết các vụ ngộ độc thực phẩm từ năm 2010 đến năm 2014.

Lưu Ngọc Hoạt (2014), Nghiên cứu khoa học trong y học, NXB Y học 2014.

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế - Số liệu ngộ độc thực phẩm toàn quốc từ 2010 – 2014,Website Cục An toàn thực phẩm http://vfa.gov.vn/so-lieu-bao-cao/ngo-doc-thuc-pham.vfa.

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010.