Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể của bà mẹ có con từ 1-5 tuổi người dao tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2014

Dũng Nguyễn Quang, Giang Nguyễn Hương

Tóm tắt


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và mô tả một số đặc điểm cấu trúc cơ thể trên phụ nữ tuổi sinh đẻ người Dao tại Cao Bằng năm 2014. Phương pháp: 144 PNTSĐ người Dao, 15-49 tuổi tại 4 xã Bảo Toàn, Khánh Xuân, Xuân Trường, Phan Thanh thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được cân, đo chiều cao, BMI; xác định CED khi BMI < 18,5, thừa cân khi BMI > 25 (WHO 2004). Cấu trúc cơ thể được đo bằng cân Tanita BC-571: xác định % mỡ cơ thể, mỡ nội tạng, khối xương. Kết quả: Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu đạt 150,4 ± 4,9 cm, tỷ lệ CED là 7,7%, thừa cân là 5,6%, % mỡ cơ thể trên 35% là 4,2%. Kết luận: Thiếu năng lượng trường diễn vẫn tồn tại với tỷ lệ 7,7%, chiều cao trung bình thấp hơn đáng kể so với phụ nữ Việt Nam, đã có tỷ lệ đáng chú ý bị thừa cân và thừa mỡ ở phụ nữ người Dao tại Cao Bằng. 

Từ khóa


Thiếu năng lượng trường diễn, phụ nữ tuổi sinh đẻ, người Dao, phần trăm mỡ cơ thể, thừa cân

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Bộ Y tế -Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế -Viện Dinh dưỡng,Unicef (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Hà Huy Tuệ, Lê Bạch Mai (2008). Thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì ở người trưởng thành tại xã Duyên Thái- Hà Tây năm 2006. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 4(2): 27-32.

Lê Minh Uy (2008). Tình trạng dinh dưỡng phụ nữ 15-49 tuổi tại An Giang năm 2007. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 4(3+4): 81-84.

Lê Thị Hợp, Nguyễn Đỗ Huy (2012). Một số yếu tố liên quan đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 8(3): 114-121.

Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Lân,Trần Thúy Nga (2015). Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và kiến thức-thực hành phòng chống thiếu máu của nữ công nhân ở ba nhà máy tại tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh năm 2014. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 11(1): 6-13.

Trương Tuyết Mai, Phạm Thanh Bình (2015). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của phụ nữ 50-69 tuổi bị loãng xương tại 2 xã thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 11(2): 4-9.

Tiếng Anh

Bedogni G, Mussi C, Malavolti M, et al. (2002). Relationship between body composition and bone mineral content in young and elderly women. Ann Hum Biol, 29(5): 559-65.

Dekker LH, Mora-Plazas M, Marin C, et al. (2010). Stunting associated with poor socioeconomic and maternal nutrition status and respiratory morbidity in Colombian schoolchildren. Food Nutr Bull, 31(2): 242-50.

Deurenberg P, Yap M,van Staveren WA (1988). Body mass index and percent body fat: a meta analysis among different ethnic groups. Int J Obes Relat Metab Disord, 22: 1164-1171.

Jaqueline K (2008). Vanuatu Nutrition Survey 2007. UNICEF Pacific Offce, Fiji: 22.

Lohman TG (1992). Advances in body composition assessment. Current issues in exercise science series. Monograph No.3. Champaign, IL: Human Kinetics.

Looker AC, Borrud LG, Hughes JP, et al. (2013). Total body bone area, bone mineral content, and bone mineral density for individuals aged 8 years and over: United States, 1999–2006. National Center for Health Statistics. Vital Health Stat, 11(253): 1-86.

Oken E,Gillman MW (2003). Fetal origins of obesity. Obes Res, 11(4): 496-506.

Tanita. Understanding your measurements. 2015 15 April 2015]; Available from: http://www.tanita.eu/about-tanita/understanding-measurements.html.

UNICEF, WHO,UNESCO (2010). Facts for life - Fourth edition. Safe motherhood and newborn health.: 10-27.