Khả năng sống sót và những yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong của ung thư trực tràng ở thành phố Huế

Nguyễn Hoàng Lan, Trần Thị Quỳnh Trâm

Tóm tắt


Nghiên cứu nhằm ước tính tỷ lệ sống 5 năm sau chẩn đoán của bệnh nhân ung thư trực tràng (UTTT) tại thành phố Huế và tìm hiểu các yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong của người bệnh. Số liệu hồi cứu từ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTT tiên phát cư trú ở Thành phố Huế đã nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2013 được phân tích bằng phương pháp Kaplan Meier để ước tính tỷ lệ sống sót 5 năm sau chẩn đoán và mô hình hồi quy Cox đa biến được áp dụng để xác định các yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong của bệnh nhân UTTT. Tỷ lệ sống sót 5 năm sau chẩn đoán của những bệnh nhân UTTT là 61,3%. Những yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong là thời gian trì hoãn điều trị (HR=14,51; p=0,033); thăm trực tràng không sờ thấy khối u (HR= 35,26; p=0,014); u ở vị trí trung gian (HR=66,69; p= 0,002), biệt hoá kém (HR=26,78; p=0,004), bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn III: HR= 19,17; p=0,040; giai đoạn IV: HR= 13,69; p=0,031); không có xạ trị bổ trợ (HR=6,10; p=0,023) và không tập thể dục (HR=11,36; p=0,006). Tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi được chẩn đoán của các bệnh nhân UTTT ở thành phố Huế thấp hơn các nghiên cứu trước đây ở trong nước, chẩn đoán và điều trị sớm là một giải pháp hiệu quả cải thiện thời gian sống của nhóm bệnh nhân này.

Từ khóa


ung thư trực tràng; thời gian sống; yếu tố tiên lượng; thành phố Huế

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Tiếng Việt

Nguyễn Minh An và cộng sự (2012), "Nghiên cứu chỉ định điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện trung ương quân đội 108," Y học thực hành, tập 815(4), tr. 26-30.

Báo tin tức (2018), Ung thư đại trực tràng đứng top 5 bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam, website https://baotintuc.vn/suc-khoe/ung-thu-dai-truc-trang-dung-top-5-benh-ung-thu-thuong-gap-tai-viet-nam-20180118162526460.htm. Download ngày 15/6/2018

Phạm Văn Bình (2013), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp, Luận án Tiến sỹ Y học - Học viện Quân y, Hà Nội.

Mai Đình Điểu (2015), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, Luận án Tiến sỹ y học-Đại học Y Dược Huế.

Nguyễn Văn Hiếu (2004), "Kết quả điều trị phẫu thuật 205 bệnh nhân ung thư trực tràng tại Bệnh viện K từ 1994-2000," Tạp chí nghiên cứu Y học, phụ bản 32(6), tr 232-239.

Mai Đức Hùng(2012), Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điều trị ung thư trực tràng, Luận án Tiến sỹ Y học - Học viện Quân y, Hà Nội

Tô Quang Huy, Nguyễn Đại Bình, Bùi Diệu (2010), "Kết quả sống thêm 5 năm sau điều trị triệt căn 158 ung thư biểu mô đại trực tràng xếp loại Dukes B và Dukes C," Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14(4), tr. 264-270.

Đoàn Hữu Nghị (1994), Góp phần nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị ung thư trực tràng, nhận xét 529 bệnh nhân tại bệnh viện K qua hai giai đoạn 1975-1983 và 1984-1992, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học y dược – Đại học Y Hà Nội

Trương Vĩnh Quý (2018), Đánh giá điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi có bảo tồn cơ thắt, Luận án Tiến sỹ Y học-Đại học Y dược Huế.

Nguyễn Duy Sinh, Cung Thị Tuyết Anh, Phạm Lương Giang và CS (2003), "Xạ trị sau mổ ung thư trực tràng," Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7(4), tr.178-184.

Nguyễn Bá Trung và cộng sự(2006), "Đánh giá sống còn 5 năm trong điều trị Carcinoma trực tràng," Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10(4), tr.238.

Tiếng Anh

Aguero F, Murta N.C, et al (2012), "Colorectal cancer survival: results from a hospital- based cancer registry," Rev Esp Enferm Dig J, vol.104(11), pp.572-577.

Bijan M.D, Azadeh S (2012), "An overview of colorectal cancer survival rates and prognosis in Asia," World J Gastrointest Oncol, vol. 4(4), pp. 71-75.

Gandomani HS, Majid yousefi S, Aghajani M, Hafshejani AM, Abed Asgari Tarazoj AA, et al (2017). Review “Colorectal cancer in the world: Incidence, mortality and risk factors”, Biomed Res Ther, 4(10): 1656-1675

Gebauer B, Mayer F, et al (2017), "Impact of Body Mass Index on Early Postoperative and Long-Term Outcome after Rectal Cancer Surgery," Visc Med, vol.33(5), pp.373-382.

Moniek V.Z, Ellen K, et al (2017), "Lifestyle after Colorectal Cancer Diagnosis in Relation to Survival and Recurrence: A Review of the Literature," Current Colorectal Cancer Reports, vol.15(5), pp.370-401.

van der Sijp MPL, Bastiaannet E, Mesker WE, van der Geest LGM, Breugom AJ, et al., (2016), Differences between colon and rectal cancer in complications, short-term survival and recurrences, Int J Colorectal Dis, 31:1683–1691 DOI 10.1007/s00384-016-2633-3

WHO (2018), Cancer, key fact. Website: http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer. Download 20/6/2018