Tình trạng stress của cán bộ và giảng viên trường Đại học Y tế Công cộng và một số yếu tố liên quan (Prevalence of and factors associated with work stress among lecturers and staffs of the Hanoi school of Public Health)

Quỳnh Chị Nguyễn Thái, Quang Tiến Trương

Tóm tắt


Căng thẳng tâm lí (stress) cùng với các tác nhân gây ra stress luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người. Môi trường làm việc là một trong số các yếu tố có thể gây stress. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng stress của người lao động. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Y tế công cộng nhằm xác định tình trạng stress của cán bộ và giảng viên (CB-GV) của trường và một số yếu tố liên quan đến tình trạng này. Đây là nghiên cứu mô tả, kết hợp phương pháp định lượng và định tính trên 123 CB-GV. Quản lí và phân tích số liệu định lượng bằng phần mềm Epi Data 3.1 và SPSS 20. Phân tích thông tin định tính theo chủ đề. Kết quả cho thấy: có 27,6% CB-GV nhà trường mắc stress ở các mức độ khác nhau. Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress được ghi nhận là “Công việc và trách nhiệm”, “Đánh giá của nhà trường, ghi nhận và khen thưởng”, “Đánh giá của sinh viên/học viên”, và “Đánh giá bản thân”. Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mỗi người; sự ghi nhận, đánh giá đúng kết quả làm việc và chế độ khen thưởng đối với CB-GV cần được quan tâm tạo môi trường làm việc thân thiện hơn và góp phần nâng cao sức khỏe cho CB-GV.

English abtract:

Stress and its causes attached to people’s daily life. Working environment is one of the factors lead to stress. There is not many studies on work stress in Vietnam. This study was conducted in the Hanoi School of Public Health (HSPH) with the aims were to identify the prevalence of and factors associated with work stress among lecturers and staffs of HSPH. The study design was descriptive that combining quantitative and qualitative methods among 123 lecturers and staffs. Epi Data 3.1 and SPSS 20 softwares were used to managed and analysed quantitative data. Qualitative information was analysed based on themes. The results showed that there was 27.6% of the lecturers and staffs was stress with different levels. Factors associated with work stress were “Work and responsibility”, “School’s assessment, acknowledge and reward”, “Asessments from students”, and “Self-assessment”. HSPH should have the mechanism to acknowledge and reward lecturers and staffs as well as disserminate an appropriate work amount to their abilities and responsibilities to create a friendly environment for staffs and lecturers.


Từ khóa


stress; stress của người lao động; stress trong học tập; stress nghề nghiệp; work stress; academic stress; occupational stress

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân và Trần Trúc Linh (2008), "Tình trạng stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng tại các bệnh viện", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sỹ quản lí bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.

Đậu Thị Tuyết (2013), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viên đa khoa thành phố Vinh và bệnh viện đa khoa 115, Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sỹ Quản lí bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.

Tiếng Anh

Archibong et. al. (2010), "Occupational stress sources among university academic staff", European Journal of Educational Studies. 2(3).

Duc Tran Thach, Tran Tuan and Jane Fisher (2013), "Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women", BMC Psychiatry. 13:24.

H.S. Friedman (2002), Health Psychology, 2nd, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

http://www2.psy.unsw.edu.au/Groups/Dass/DASSFAQ.htm, accessed 28/3/2014.

Julie Pallant (2005), SPSS Survival: A step by step guide to data analysis using SPSS for windows (version 12), National Library of Australia.

Kitila Mkumbo (2013), "Prevalence of and factors associated with work stress in academia in Tanzania", International Journal of Higher Education. 3(1), p. 11.

NIOSH (1999), "Stress at Work", U.S. National Institute for Occupational Safety and Health, DHHS (NIOSH) Publication Number 99-101.

NIOSH, "Generic Job Stress Questionaire", U.S. National Institute for Occupational Safety and Health, Cincinnati, Ohio.

Salami Mutiu (2011), The Relationship between Job Stress and Life Satisfaction among Non-Academic University Staffs, The 8th International Postgraduate Research Colloquium: Interdisciplinary Approach for Enhancing Quality of Life (IPRC).

Thabo T. Fako (2010), "Occupational Stress among University Employees in Botswana", European Journal of Social Sciences. 15(3).