Chấn thương: Một số kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra chấn thương quốc gia đầu tiên tại Việt Nam (Injury: Primary findings from the first national injury survey in Vietnam)

Vũ Anh Lê, Cự Linh Lê, Việt Cường Phạm

Tóm tắt


Một số nghiên cứu quy mô nhỏ dựa trên cộng đồng đã gợi ý rằng chấn thương đang là một gánh nặng bệnh tật mới ở Việt Nam trong một mô hình bệnh tật chuyển đổi. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ suất chấn thương chung, tỉ suất đặc trưng theo loại, tuổi cho VN và cho từng vùng sinh thái. Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích đánh giá gánh nặng của chấn thương của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, dựa trên số liệu phỏng vấn tại hộ gia đình về các thông tin hồi cứu về chấn thương và bệnh tật trong 12 tháng trước cuộc điều tra. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp mẫu cụm nhiều giai đoạn , đại diện cho quốc gia, bao phủ cả 8 vùng sinh thái của Việt Nam với tổng số 27.000 hộ gia đình (gần 128.000 người). Số liệu được phân ích theo các phương pháp thống kê và nhân khẩu học. Các kết quả sơ bộ cho thấy chấn thương là một vấn đề sức khỏe quan trọng của Việt Nam hiện nay với tỷ suất chấn thương không gây tử vong đặc biệt cao: 5.440 trên 100.000 dân (KTC95% 5.071-5.826), trong đó ở nam cao hơn hẳn ở nữ (7.064- so với 3.945). Tỷ suất tử vong do chấn thương tính chung ở Việt Nam là 88,3 trên 100.000 (KTC 95%: 69-108), ở nam là 123, nữ là 56. Chấn thương giao thông (CTGT) đứng hàng đầu với tỷ suất không tử vong là 1.409 trên 100.000 và ở nam cao gấp 1,8 lần ở nữ. Ngã là nguyên nhân đứng thứ hai với tỷ suất 1.322, sau đó là bị động vật cắn (1105), vật sắc (950). Chấn thương chiếm khoảng 33% tổng số tử vong. Tỷ suất tử vong hàng đầu do chấn thương là CTGT (26,7/100.000), chết đuối (22,6), ngã (9,5), và ngộ độc (7,3). Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất chấn thương không tử vong cao nhất cả nước. Chấn thương ước tính chiếm khoảng 61% tổng số năm sống tiềm tàng bị mất trước tuổi 65. Nếu có thể loại trừ được chấn thương ở trẻ em, chúng ta có thể giảm được tỷ suất chết ở trẻ em dưới 5 tuổi khoảng 40% từ 48,6 xuống 29,7 trên 1000 (so với mức giảm chỉ là 15% nếu loại trừ nhóm nguyên nhân bệnh truyền nhiễm). Các kết quả dù rất sơ bộ, cho thấy chấn thương đang nổi lên như là một gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Ở tất cả các độ tuổi, chấn thương là nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh tật, tàn tật và tử vong. Các chính sách phòng chống chấn thương, đặc biệt là các chương trình can thiệp sẽ cần được tiến hành trong tương lai gần, lồng ghép vào các chính sách quốc gia.

 English abstract

Several small-scale studies have shown that the transition is in progress and have identified injury as a leading cause of death in Vietnam. This study aims to measure general and specific-injury rates in Vietnam as well as by region, cause and other factors. Burden of injury to the population be estimated. Analytical cross-sectional study, based on retrospective information of illness/injury episodes occurred at the household and a validation survey to verify mortality data was conducted on a nationally representative multi-stage cluster sample in August– October 2001 and May 2002. All 8 geographic regions of Vietnam with the sample size of 27,000 households (approximately 128,000 individuals) were covered. Data was analyzed using statistical and demographic techniques. Injury was found as the major health problem in Vietnam with the alarming high non-fatal rate of 5,449 per 100,000 inhabitants (95%CI of 5,071-5,826). Of which, male was at a higher rate compared to female (7,064 versus 3,945, p<0.05). Overall fatal injury rate of Vietnam was 88.3 per 100,000 (95%CI of 69-108), of which male suffered from the rate of 123, significantly higher than the rate in female (56). Road Traffic Accidents (RTA) was leading cause of non-fatal injury with the rate of 1,409 per 100,000. RTA nonfatal rate was significantly 1.8 times higher in male than in female. After RTA, fall was the second cause of non-fatal injury (rate of 1,322 per 100,000), followed by bite (1105), and sharp objects (950). Injury accounted for 33% of all deaths, the leading cause was RTA (rate of 26.7 per 100,000), followed by drowning (22.6), fall (9.5), and poisoning (7.3). There was a higher rate of nonfatal injury in Mekong river delta region. It is estimated that injury accounted for 61% of the years of potential life lost before the age of 65. If injury was prevented in infants and children, the U5MR (under-five mortality rate) would fall by almost forty percent from 48.6 to 29.7 (versus the decrease of only 15% if the infectious diseases were to be eliminated). These findings indicated that injury is a serious health problem for Vietnamese people. This study clearly showed that in all age groups, injury is a major cause of death, disability and serious morbidity. It is time to act on this knowledge and place injury prevention and control programs as core components of national health care strategy.


Từ khóa


chấn thương; điều tra quốc gia; Việt Nam; injuries; national survey; Vietnam

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Lê Cự Linh, Lê Vũ Anh, Michael Linnan. Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương thông qua phân tích một số số liệu tử vong 1997-1998. Tạp chí Y học thực hành, 5/ 2002.

Lê Vũ Anh và cộng sự. Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại An Hải, Hải Phòng sử dụng số liệu và phương pháp phỏng vấn nguyên nhân tử vong. Trường Cán bộ quản lý Y tế, 10/2000.

Trương Đình Kiệt, Đỗ Văn Dũng và cộng sự. Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại một số khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM. ĐH Y Dược Thành phố HCM, 1998.

Lê Nhân Phượng và Michael Linnan. Điều tra chấn thương tại 8 tỉnh ở Việt Nam. Trường Cán bộ Quản lý Y tế, 2000.

World Health Organization. The World Health Report 1999: Making a Difference. World Health Organization, Geneva, Switzerland, 1999.

Krug EG, Sharma GK & Lozano R. The Global Burden of Disease. American Journal of Public Health. April 2000; 90:523-526.

Mock CN, Abantanga F, Cummings P, and Koepsell TD. Incidence and Outcome of Injury in Ghana: A Communitybased Survey. Bulletin of the World Health Organization. 1999; 77(12):955-964.