Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, năm 2014 (Results of the intervention on hand hygiene at the Khanh Hoa general hospital in 2014)

Dương Nữ Tường Vy, Nguyễn Thanh Hương

Tóm tắt


Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ NKBV ở người bệnh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả can thiệp VST của NVYT tại 7 khoa lâm sàng, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa dựa trên quan sát toàn bộ 214 bác sỹ, điều dưỡng trước và sau khi can thiệp tại 7 khoa lâm sàng. Kết quả chỉ rõ mức độ tuân thủ VST tăng từ 14,8% (trước can thiệp) lên 43,9% (sau can thiệp) (p<0,01). Đặc biệt khoa ngoại thần kinh có sự thay đổi về tuân thủ VST cao nhất là 61,4% (từ 5,3% lên 66,7%), trong khi đó khoa ngoại lồng ngực thay đổi ít nhất chỉ là 10,3%. Trong số NVYT thực hiện tuân thủ VST tỷ lệ VST đúng quy trình tăng từ 62,1% lên 82,3% (p<0,01). Bệnh viện cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã thực hiện, tập huấn lại về công tác VST cho NVYT 6 tháng/lần, lãnh đạo khoa cần nhắc nhở thường xuyên trong các buổi giao ban về việc tăng cường tuân thủ VST; khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp chặt chẽ với mạng lưới tại các khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát NVYT tuân thủ thực hành VST theo định kỳ và đột xuất và đưa kết quả kiểm tra VST vào xét duyệt thi đua hàng tháng.

English abstract

Nosocomial infection is one of leading causes threatening patient safety. Hand hygiene (HH) before and after contacting with patients is considered as simplest and most cost-effective solution which can reduce the risk of nosocomial infection by 50%. This study aims to evaluate the intervention on HH of doctors and nurses at 7 clinical departments in Khanh Hoa general hospital based on observations of all 214 doctors and nurses before and after intervention. Study findings show that HH compliance rate increases from 14.8% to 43.9% (p<0.01). The neurosurgery department has the highest HH increasing rate of 61.4% (from 5.3% to 66.7%) while the department of thoracic surgery has the lowest HH increasing rate of 10.3% only. Of those staff complying HH, the rate of correct practice increases from 62.1% to 82.3% (p<0.01). The hospital should maintain those interventions, and conduct continuous training on HH for all staff every 6 months. The departments’ leaders need to regularly remind on HH during department meetings while the department of infection control in collaboration with infection control network among clinical departments conducts HH control and supervision periodically and extraordinarily, and includes these results into criteria for monthly staff work performance assessment.


Từ khóa


nhiễm khuẩn bệnh viện; vệ sinh tay; can thiệp; nosocomial infection; hand hygiene; evaluate; intervention

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (2013).

Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư 18/2009/TT-BYT

Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng NKBV và công tác kiểm soát NK tại một số bệnh viện phía Bắc năm 2006-2007, Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội.

Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), “Đánh giá phương tiện, nhận thức, tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế tại 1 số cơ sở y tế ở Việt Nam”, Y học thực hành, 518, 34-36.

Nguyễn Việt Hùng (2010), Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh Viện, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. 58-65.

Nguyễn Việt Hùng (2001), “ Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai, 1- 2.

Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư (2008). “ Hiệu quả lâm sàng của phương pháp vệ sinh bàn tay bằng propanol và chlorhexidine trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”, Tạp chí Y học lâm sàng, số chuyên đề (6/2008), 168- 173.

Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Đoàn Mai Phương (2008), “ Mức độ ô nhiễm vi khuẩn ở bàn tay nhân viên y tế và hiệu quả khử khuẩn của một số chế phẩm vệ sinh bàn tay sử dụng tại Bệnh viện Bạch Mai”, Y học lâm sàng, (số chuyên đề 6/2008), 152 – 155.

Kukanich K.S, et al. (2013), “Evaluation of a Hand Hygiene Campaign in Outpatient Health Care Clinics”, American journal of Nursing, 113(3), 36-42.

Lục Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu, Lê Kiến Ngãi (2010), “ Hiệu quả của 1 số chương trình thúc đẩy tuân thủ VST tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2010”, Y học lâm sàng, số chuyên đề (5/2010), 101- 108.

Tạ Thị Thành, Nguyễn Thị Thanh Tùng và cộng sự, (2012), Nhận thức và thái độ tuân thủ rửa tay của NVYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum năm 2012. Y học lâm sàng, số chuyên đề (15/2013), 109- 113.

Võ Thị Hồng Thoa, Lê Thị Anh Thư (2011), “Tuân thủ thực hành KSNK tại bệnh viện Chợ Rẫy-hiệu quả của chương trình tăng cường đào tạo và giám sát”, Y học thực hành, 904, 7- 11.

WHO (1999). “Guideline for the prevention of nosocomial infection in healcare facilities in resource limited setting”, Geneva, Switzerland.

WHO (2009), “Guidelines on Hand Hygiene in Health Care”, Geneva, Switzerland.

WHO (2002), Prevention of hospital-acquired infections, Practise Guide.