Phòng chống tai nạn thương tích ở Việt Nam: Kết quả và những định hướng trong thời gian tới (Injury prevention in Vietnam: Achievements and orientations for the coming time)

Nguyễn Thị Hồng Tú

Tóm tắt


Tình hình tai nạn thương tích (TNTT) ở Việt Nam là vấn đề đang được Nhà nước quan tâm. Nghiên cứu chấn thương tại Việt Nam cho biết tỷ suất thương tích chung là 5449,7/100.000 dân. Tỉ suất tử vong do chấn thương là 88,4/100.000, cao gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền nhiễm và thấp hơn so với bệnh mạn tính. Từ thực tế tình hình TNTT, ngày 27/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 197/2001/QĐ- TTg phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng chống TNTT giai đoạn 2001- 2010, đánh dấu một bước tiến mới cho các hoạt động phòng chống TNTT tại Việt Nam. Mục tiêu chung của Chính sách là thực hiện các biện pháp kiên quyết, kịp thời để từng bước hạn chế những TNTT, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng trong các lĩnh vực: tai nạn giao thồn, tai nạn trong trường học, tai nạn gia đình và cộng đồng. Để thực hiện chính sách quốc gia ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống TNTT theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống TNTT hệ thống cấp cứu, phục hồi chức năng, củng cố hệ thống giảm sát TNTT, đào tạo nâng cao năng lực phòng chống TNTT, xây dựng các mô hình cộng đồng an toàn nghiên cứu nâng cao hiểu biết về yếu tố nguy cơ, tuyên truyền mạnh mẽ tác động của TNTT đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế…Tiếp tục và đẩy mạnh những thành công trong giai đoạn 2002- 2005, ngành Y tế cũng đã đưa ra những định hướng chiến lược cho công tác phòng chống TNTT trong giai đoạn 2006- 2010 để góp phần đạt mục tiêu chung của Chính sách quốc gia phòng chống TNTT là giảm tỷ lệ TNTT trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng nhằm đạt hiệu quả tích cực trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước, hạnh phúc của nhân dân, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

English abstract

Attention has been paid to the issues of accidents and injuries in Viet Nam by the State. Injury study findings show that the general injury rate is 5449.7/100,000 population. The mortality rate frominjuries is 88.4/100,000 population, a three-fold in comparison with the mortality rate caused by communicable diseases, and is lower than the mortality rate caused by chronic diseases. Facing with this situation, Decision No.197/2001/QÑ-TTg approving the National Strategy on the Prevention and Control of Injuries in the 2001-2010 period was promulgated on December 27, 2001 by the Prime Minister to mark a new advance for activities aiming at reducing injury prevalence in Viet Nam. The common goal of this policy is to carry out prompt and harsh measures in reducing injury prevalence gradually, in particular road traffic injuries,school injuries, family and community injuries. In order to implement this national policy, many activities have been undertaken by the health sector in accordance to its functions and tasks, such as strengthening information, education and communication; emergency care system and rehabilitation; consolidating injury surveillance system; staffs capacity -building in injury prevention; building models of safe community; conducting studies for better understanding on risk factors; promoting understanding of community health and economic impacts caused by injuries. In order to continue gaining and bringing into play achievements recorded during the 2002-2005 period, the Health sector also defines the strategic orientations for 2006-2010 period with an aim to achieve the general objective of the National Strategy on Injury Prevention and Control: To reduce the injury prevalence rate in all walks of life such as traffic, labour and production; household, school and public activities. All will lead to the positive effectiveness that could ensure the safety for peoples life, the States assets, peoples happiness, thus contributing to the sustainable development of the national economy, politics and society.


Từ khóa


phòng chống; tai nạn thương tích; Việt Nam; prevention; injury

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


None