Tình hình tự tử tại thành phố Đà Nẵng năm 2004 (Suicide situation in Da Nang city: A premilinary assessment-2004)

Phan Thị Hòa, Huỳnh Đình Đồng

Tóm tắt


Năm 2004, tại thành phố Đà Nẵng có 487 ca ghi nhận là tự tử, tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Riêng bệnh viện Đà Nẵng số bệnh nhân tự tử vào viện là 148 ca gồm 113 ca tự tử tại TP Đà Nẵng và 35 ca là từ tỉnh khác chuyển đến. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tình hình tự tử tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy: trong số 113 ca tự tử được hồi cứu tại bệnh viện Đà Nẵng thì có 72 ca là nữ (chiếm tỉ lệ 63,7%) và 41 ca là nam (chiếm tỉ lệ 36,3%). Phần lớn tập trung chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và có gia đình, số ca mắc tập trung ở độ tuổi từ 25 đến 44. Nhưng tỉ lệ nhóm tuổi có hành vi tự tử cao nhất thì tập trung ở lứa tuổi 15 đến 24. Sự phân bố các trường hợp tự tử theo địa bàn gồm 63,7% sinh sống tại thành thị và 36,3% sinh sống tại nông thôn. Tuy vậy, nếu so sánh trên 100.000 dân thì tỉ lệ người dân nông thôn tự tử tăng gấp đôi so với dân thành thị (nông thôn 25 ca/100.000 dân, thành thị 12 ca/100.000 dân). Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tự tử tập trung chủ yếu ở các đối tượng có bức xúc về vấn đề gia đình, xã hội, về tình cảm và một số ít người bị các bệnh mãn tính, bệnh tâm thần. Phương tiện sử dụng cho mục đích tự tử là thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc ngủ, các loại dược phẩm không rõ tên, một số khác dùng vũ khí. Điều quan trọng là để hạn chế tử vong do các trường hợp tự tử, nên tổ chức các đội cấp cứu kịp thời tại địa phương, đồng thời tuyên truyền giáo dục cộng đồng, xây dựng tốt mối quan hệ gia đình và xã hội. Giám sát tốt việc chấp hành pháp luật nhà nước, tạo dựng lòng tin cho cộng đồng là những biện pháp hạn chế tình trạng tự tử.

English abstract

In 2004, as many as 487 cases were reported as suicide in Da Nang city - a fourfold increase to compare with 2003. At Da Nang hospital, admission was given to 148 attempted suicide patients, including 113 patients living in Da Nang city, and 35 cases referred from other provinces. The study aims at evaluating the suicide issue in Da Nang city. Study findings show that among 113 suicide cases recovered at Da Nang hospital, 72 cases are females (accounting for 63.7%), and 41 cases are males (36.3%). Most of them are adults and married, ranging from 25 to 44 years of age. Nevertheless, the highest suicide rate was found in the 15 - 24 years age group. Regarding distribution of suicide cases by geographical areas: 63.7% living in city and 36.3% in countryside. Nevertheless, the suicide prevalence rate of rural patients is found twofold increase compared with the urban patients (Rural: 25 cases/100,000 population, Urban: 12 cases/100,000 population). Suicide is found prevalent among those people who have family, social and sentimental pressing problems, and a few people with chronic or mental illness. Materials used for suicidal purpose are repellent, raticide, soporific, some unknown pharmaceutical products while weapons are used by some people. It is important to minimize the mortality from suicide cases by organizing rapid first-aid teams in locality, carrying out education/propaganda for the community, and maintaining well the family and social relationships. Monitoring the law observation, establishing community trust are measures to mitigate suicide problems.


Từ khóa


tự tử; Đà Nẵng; suicide; 2004

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


BS. E. Krug. Thương tích, nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. 1999. Nhà xuất bản Y học- dịch ra tiếng Việt năm 2002.

Ts. Charles Mock, Ts. Mick Ballesteros, Ts. Lê Cự Linh, Ts. Nguyeãn Văn Tường. Chấn thương có chủ định: Bạo lực và tự tử. Tài liệu tập huấn Chương trình Đào tạo Phòng chống và kiểm soát chấn thương. 10. 2004.