Tình hình tai nạn thương tích tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang (An assessment of injuries hospitalised in Tien Giang General Central Hospital)

Tạ Văn Trầm

Tóm tắt


Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề bức xúc đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu thực trạng TNTT là 1 việc làm cần thiết nhằm góp phần phòng chống tai nạn này. Mục tiêu nghiên cứu là Đánh giá thực trạng TNTT tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, xác định các yếu tố liên quan TNTT và đề xuất các giải pháp phòng chống. Nghiên cứu cho thấy tổng số TNTT là 7551 trường hợp, trong đó nam là 5644 trường hợp, chiếm tỷ lệ 71,2%, nữ là 2076 trường hợp, chiếm tỷ lệ 28,8%. Tai nạn giao thông (TNGT) chiếm tỷ lệ cao nhất 75,3%, tiếp đến là tai nạn sinh hoạt (TNSH) (24,5%) và tai nạn lao động (TNLĐ) (0,3%). Phương tiện gây TNGT chủ yếu là xe máy (72%), TNSH chủ yếu là đánh nhau, TNLĐ chủ yếu là do công việc xây dựng. Các yếu tố liên quan đến TNGT là tuổi 18- 49 tuổi (67%), giới nam (71,2%), thời điểm xảy ra TNGT cao nhất là 18- 2 giờ (37,6%); nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép là 70%, tỉ lệ có đội mũ bảo hiểm là 10% và có giấy phép lái xe là 82%. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để phòng chống TNTT.

English abstract

Injuries, especially traffic injuries, are considered as a burning problem for community health and national development. It is necessary to conduct studies on injury status for the purpose of injury prevention and control. This study aims at evaluating the injury situation among patients admitted to Tien Giang General Central Hospital during 2004 and the first 6 months of 2005, identifying injury determinants, and recommending solutions for prevention and control of injury. The study findings show that there is a total number of 7,551 injury cases, of whom 5,644 cases are males (71.2%) and 2,076 cases are females (28.8%). Traffic injuries have the highest incidence rate (75.3%), followed by injuries associated with daily life activities and occupations (24.5% and 0.3%, respectively). Traffic injuries are predominantly caused by motorbike (72%) while daily life activity injuries are caused by violent activities such as fighting (78.8%) and occupational injuries are most frequently caused by construction work (68%). Injury determinants are age between 18-49 years (67%), sex - male (71.2%), time of traffic injury occurrence - between 18h-21h (37.6%), drink driving (77%), over limit of alcohol concentration (70%), driving with safety helmet (10%), possessing driving license (82%). Appropriate measures are recommended by the authors in this study for injury prevention.


Từ khóa


Tai nạn thương tích; bệnh viện; Tiền Giang; injuries; hospitalised

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Nguyễn Đình Công, Đặng Việt Hùng. TNTT liên quan đến xe máy tại Việt

Nam. Y Học thực hành số 4/2005: 11 - 4.

Hoàng Thị Phượng. Rượu bia và tai nạn thương tích. Y học thực hành (512) số 5/2005: 64 - 5.

Hoàng Thị Phượng, Phạm Duy Tường, Lê Thị Hoàn. Dịch tễ học TNTT ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng- Việt Nam. Y học thực hành (510) số 04/2005: 3 -4.

Trần Minh Đạo. Một số nhận xét qua 1200 trường hợp được xử trí cấp cứu ngoại khoa do tai nạn năm 2003. Y học thực hành số 5/2004: 35 - 8.

Trần Chiến, Dương Chạm Uyên. Chảy máu não thất do chấn thương sọ não. Y học thực hành số 4/2005: 7 - 9.

Lê Đình Khánh, Võ Thanh Tân. Tình hình bệnh nhân vào điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đức Phổ- Quảng Ngãi do TNGT từ năm 1996 - 2.000. Y học thực hành số 7/2004: 56 - 9.