Tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp (Injury situation and related factors among children under 18 years of age in 6 provinces)

Lê Vũ Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh

Tóm tắt


Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả thực trạng chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi thuộc các xã ưu tiên thuộc 6 tỉnh nghiên cứu. Các thông tin chi tiết về chấn thương được phân tích từ một mẫu nghiên cứu gồm 8369 hộ gia đình với tổng số 17893 trẻ dưới 18 tuổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất chấn thương không gây tử vong chung của các xã nghiên cứu thuộc 6 tỉnh là 4.360/100.000. Tỷ suất chấn thương không gây tử vong có sự khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu. Năm nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương không tử vong cho trẻ dưới 18 tuổi: thứ nhất là ngã (1.559/100.000), thứ nhì là chấn thương do giao thông (822/100.000), thứ 2 là chấn thương do động, súc vật cắn/ tấn công (816/100.000), thứ 4 là chấn thương do bị cắt bởi vật sắc nhọn (419/100.000), thứ 5 là chấn thương do bỏng (324/100.000). Nhóm tuổi 1-4 có tỷ suất chấn thương cao nhất; thứ 2 nhóm tuổi 5- 9; thứ 3 nhóm tuổi 10- 14. Trẻ dưới 5 tuổi chấn thương chủ yếu do bỏng và ngã, các nhóm tuổi khác (5- 9, 10- 14, 15- 18) chấn thương giao thông và ngã là 2 nguyên nhân hàng đầu. Chấn thương do động súc vật cắn cao ở hầu hết các nhóm tuổi (trừ nhóm trẻ em dưới 1 tuổi). Tỷ suất tử vong do chấn thương chung là 31,2/100.000, khác nhau ở các tỉnh nghiên cứu. Đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chấn thương giao thông: là nguyên nhân thứ 2, ngã là nguyên nhân thứ 3. Đuối nước là nguyên nhân gây số năm sống bị mất cho trẻ (58%) và thứ nhì là chấn thương giao thông (21%). Chấn thương xảy ra nhiều ở nhà (52,3%), trên đường liên thôn/ xã (20%) và ở trường (9,4%).

English abstract

A cross-sectional study was conducted with an objective of describing the injury status and related factors among children under 18 years of age in prioritised communes of 6 provinces. Subjects in the study were households with children under 18 years of age and children under 18 years who died during a period of 1 year prior to the survey (from September 2002 to September 2003). Detailed information on non-fatal injury was analyzed from a random sample size of 8,369 studied households with 17,893 children under 18 years of age. Detailed information on the fatal injury was analyzed from all children less than 18 years old died during this period in the studied area. Main findings of the study: the non-fatal injury rate for the studied communes was 4,360/100,000. The non-fatal injury rates varied according to studied sites. Five most common causes of non-fatal injury among children under 18 years of age are: fall (1,559/100,000), road traffic injury (822/100,000), animal bite/attack (816/100,000), sharp objects (419/100,000), and burn (324/100,000). The highest injury rate is seen in the age group of 1-4 years, followed by the age group of 5-9 years, then the age group of 10-14 years. Burns and falls are most common causes of injury among children under five years of age while traffic accidents and falls are the most common causes of injury in the age groups of 5-9, 10-14 and 15-18 years. Injuries due to animal bites are also high in most age groups (except the age group under one year). General injury related mortality rate is 31,2/100.000, and varied according to provinces. Drowning is the most common cause of fatal injury, followed by traffic injury, and fall is the third in the rank. Results from analyzing YPLL by cause show that drowing is the most common cause of YPLL in children (58%) while traffic injury ranks the second (21%). Injuries occur more often at home (52.3%), on inter-commune/village roads (20%) and at school (9.4%).


Từ khóa


chấn thương; trẻ dưới 18 tuổi; 6 tỉnh; Việt Nam; Injury situation; children under 18; 6 provinces

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Lê Vũ Anh và CS, Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại huyện An Hải – Hải Phòng, sử dụng số liệu và phương pháp phỏng vấn nguyên nhân tử vong, Đại học Y tế Công cộng. 2000.

Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam, Hà Nội. 2003.

Lê Nhân Phượng và Michael Linnan, Điều tra chấn thương tại 8 tỉnh Việt Nam, Đại học Y tế Công cộng. 2000.

Lê Thị Hương Giang, Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chấn thương giao thông tại cộng đồng dân cư huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng. 2002.

Nguyễn Thúy Quỳnh và cs, Mô hình chấn thương dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh của Việt Nam. 2001.

Ac Nelson, Injury Incidence in Vietnam: A Communitybased Survey of Eight Cities, Ministry of Health, Vietnam.1999.

Hanoi School of Public Health, Baseline survey in Chilinh district, Haiduong province, Hanoi School of Public Health, Vietnam. 2000.

Krug EG. Sharma GK & Lozano R., The Global Burden of Disease, Am J Public Health.4.2000.

Le Cu Linh, et al, Assessment of the Burden of Disease for Chi Linh Commune, Hai Duong Province Using Mortality Data from 1997-1998, Hanoi School of Public Health, Hanoi, Vietnam. 10.1999.

Ministry of Health, Vietnam health sector review, Ministry of Health, Hanoi, Vietnam. 1999.

Ministry of Health, Health statistics yearbook, Health statistics and information division, Ministry of Health, Vietnam.2000.

S.K. Lwanga and S. Limeshow, Sample size determination in health studies-a practical manual, World Health Organization, Geneva, Switzerland. 1997.

Truong D Kiet, Do V Dung, et al, Burden of Disease Assessment for Selected Areas of the Central Highland, South-central Region, South-eastern Region, Mekong River Delta, and Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh city School of Medicine and Pharmacy, Vietnam.1998.

World Health Organization, Global data, Geneva, Switzerland. 1999.

World Health Organization, Violence and Injury Prevention: Definitions, Available at http://www.who.int/violence_injury_prevention/definitions. htm (Accessed on 15th January, 2002).