Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh viêm đường sinh dục của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương (Health seeking behavior in relation to sexually transmitted infections of women in Chi Linh, Hai Duong)

Đỗ Mai Hoa

Tóm tắt


Viêm đường sinh dục (VĐSD) là một trong những vấn đề sức khỏe cần phải quan tâm của phụ nữ Việt Nam. Một cuộc điều tra năm 2000 do trường ĐH Y tế Công cộng tiến hành với 378 phụ nữ đã từng lấy chồng từ 18- 49 tuổi, tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy tỉ lệ mắc bệnh VĐSD dựa trên chẩn đoán lâm sàng là 42,6%. Nhằm mô tả việc khám chữa bệnh (KCB) VĐSD của phụ nữ huyện Chí Linh và tìm hiểu các yếu tố liên quan, nghiên cứu này đã kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu nhân học và phấn tích sâu các kết quả từ cuộc điều tra năm 2000. Số liệu điều tra cho thấy, mặc dù có tới 161 phụ nữ (42,6%) được chẩn đoán bị bệnh VĐSD, chỉ có 72 phụ nữ cho rằng họ có các dấu hiệu của các bệnh VĐSD, và chỉ có 36% trong số phụ nữ này (26/72) đi khám chữa bệnh. Trong khi đó, nghiên cứu nhân học đã được tiến hành trên cùng nhóm đối tượng này cũng tìm ra một trong những yếu tố làm cho phụ nữ không điều trị bệnh sớm là do họ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh hoặc họ cho rằng các dấu hiệu của bệnh VĐSD như khí hư âm đạo hoặc đau hạ vị là những dấu hiệu bình thường tự nhiên. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng khác nhau như phụ nữ, nam giới và các cán bộ y tế còn cho thấy các đợt chiến dịch “kế hoạch hóa gia đình” được tiến hành 6 tháng một lần cũng làm cho phụ nữ trở nên thụ động với bệnh mà mình đang mắc vì họ thường cố chờ đến các đợt chiến dịch để được nhận thuốc và khám phụ khoa không mất tiền. Các yếu tố khác, như chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt, can thiệp giáo dục sức khỏe không phù hợp, hạn chế về thời gian, nghèo túng và bất bình đẳng về giới cũng đã được tìm thấy là những yếu tố cản trở phụ nữ tại Chí Linh điều trị bệnh VĐSD sớm và đúng cách. Dựa trên các kết quả tìm ra từ nghiên cứu này, cần giảm bớt các yếu tố cản trở trên và tăng cường các can thiệp phòng chống bệnh VĐSD nữ như giáo dục sức khỏe, đào tạo, tư vấn.

English abstract

Reproductive Tract Infections (RTIs) are the major women's health problem in Viet Nam. A community- based survey was conducted in 2000 by the Hanoi School of Public Health with 378 married women at the age between 18 - 49 in Chi Linh district of Hai Duong province and revealed a RTI prevalence rate of 42.6% based on clinical diagnosis. In order to explore women's health seeking behaviors and related contextual factors, this study combined an in-depth analysis of 2000 survey data and another ethnographic research. The survey data showed that though 161 women (42.6%) were diagnosed with RTIs, only 72 women reported experiencing RTI symptoms and only 36% of them (26/72) sought care from health providers. Other women either ignored their symptoms or practiced self-treatment (64%). On the other hand, the ethnographic study with the same target group of women found out that reasons for women not seeking early treatment included the lack of their recognitions of RTI symptoms or their perception that vaginal discharge and pelvic discomfort were natural occurrences. Besides, interviews with different groups of women, men and health staff revealed that most women with RTIs did not seek treatment immediately because they passively waited for the family planning campaigns, regularly conducted twice a year, where they could get free consultations and medicines. Contextual factors such as poor quality of health services, inappropriate health education, time constraint, poverty and gender inequity are barriers that have contributed to women's poor utilization of health services. It is necessary to mitigate these barriers and strengthen more effective RTI interventions such as health education, formation and counseling.


Từ khóa


hành vi tim kiếm; khám chữa bệnh; viêm đường sinh dục; phụ nữ; Hải Dương; health seeking behavior; sexually transmitted infections; women

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Aggarwal AK. Kumar R. Gupta V. Sharma M. (1999) Community - based study of reproductive tract infections among ever married women of reproductive age in a rural area of Haryana, India. Journal of Communicable Diseases. 31(4):223-8

Dixon-Mueller R, Wasserheit J: The culture of silence: Reproductive Tract Infections among women in the third world. NewYork, International Women's Health Coalition, 1991.

Do TP, et al. 2001. Reproductive tract infections in Vietnam: critical review of literature (1995-2000). Community Health Research Unit in Hanoi Medical School, Vietnam.

Tran HM., Vu SH., Hoang TA. (1999). Reproductive tract infections: current situation of the disease, gaps in knowledge and practice of women of childbearing age in a rural area of Vietnam. Medical Publish House

Le Vu Anh et al. Findings from a community base-line health survey in Chilinh in 2000. Hanoi School of Public Health.

Lynellyn DL. Overview of reproductive tract infections and the private sector in Vietnam. International workshop on reproductive health in Indonesia in December 1997.