Phá thai bằng thuốc: Khả năng chấp nhận của phụ nữ tại TP. Hồ Chí Minh (The women’s acceptability for early medical abortion in Ho Chi Minh City)

Hoàng Thị Tuyết Diễm

Tóm tắt


Mục đích: nghiên cứu khả năng chấp nhận của phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh đối với một phác đồ phá thai bằng thuốc (PTBT) đơn giản. Phương pháp: Khảo sát hồi cứu 600 phụ nữ đến nhận dịch vụ phá thai bằng thuốc tại khao Kế hoạch hóa gia đình bệnh viện Từ Dũ từ 03/2004 – 102004, đồng ý tham gia nghiên cứu, bằng cách Phỏng vấn các đối tượng tham gia nghiên cứu với bộ câu hỏi soạn sẵn ở lần tư vấn trước phá thai và lần tái khám cuối cùng nhằm xác định lý do chọn lựa phá thai bằng thuốc hơn là hút thai, đánh giá việc sử dụng lại phương pháp phá thai trong tương lai nếu có nhu cầu và việc chọn lựa dùng thuốc tại nhà hay cơ sở y tế. Kết quả: Lý do chọn phá thai bằng thuốc hơn hút thai tập trung chủ yếu là do: tính riêng tư, kín đáo (97.5%), tiện lợi (96.3%), sợ đau do thủ thuật (94%), hạn chế các tai biến nguy hiểm do hút thai (73%). Đa số chọn lại phá thai bằng thuốc trong tương lai nếu có nhu cầu, đặc biệt nhóm phụ nữ chưa sinh (90.9%, P= 0.00179) và kết quả thành công ở lần phá thai hiện tại liên quan chặt chẽ với quyết định dùng lại phương pháp mới này trong tương lai (91.5%, P< 0.001). Việc dùng thuốc tại nhà cũng được đa số phụ nữ chọn. Các phụ nữ trên 30 tuổi (58%, P= 0.0014) và nhóm thành công ở lần phá thai bằng thuốc hiện tại có xu hướng chọn dùng thuốc tại nhà hơn là tại cơ sở y tế (63%, P= 0.0047). Kết luận: Phá thai bằng thuốc thực sự là nhu cầu và bước đầu được chấp nhận khá cao tại thành phố Hồ Chí Minh mặc dù bên cạnh còn có một số nhược điểm: giá thành cao, rong huyết…

English abstract

Objective: to assess the women's acceptability for early medical abortion in Ho Chi Minh City. Method: A survey was prospectively conducted with women receiving medical abortion service at Family Planning Department of Tu Du hospital from 03/2004 to 10/2004 by using structured questionaires to interview participants at the pre-abortion counseling and the last follow-up visit. By so doing, it was possible to identify reasons of choosing medical abortion rather than surgical abortion, then assess the re-use of this method in the future and their preferences of being administered at home or in the clinic. Results: The main reasons of choosing medical abortion were found as follows: privacy/ confidentiality (97.5%), convenience (96.3%), fear of pain due to surgical abortion procedure (94%), reduction of surgical abortion complications (73%). Almost all of them will re-select medical abortion if they are in need, especially non-parous women (90.9%, P= 0.00179), and the success rate of medical abortion (91.5%, P<0.001) were significantly associated with the choice of medical abortion in future if needed. Home-based medical abortion is prefered by 58% of women over 30 years old (P=0.0014) and 63% of women with complete abortion (P=0.0047). Conclusion: Medical abortion is really the need of women in Ho Chi Minh City with a relatively high acceptability rate. However, there are still some disadvantages such as high service fee, prolonged bleeding, etc.


Từ khóa


phá thai bằng thuốc; khả năng chấp nhận; phụ nữ; acceptability; early medical abortion; Ho Chi Minh City

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Y tế Việt Nam – Vụ Sức khỏe sinh sản. Chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản.

ElulB, Hajri S, Ngoc NN, et al. Can women in less- developed country use a simplified medical abortion regimen? Lacet 2001; 357:1402-1405.

Harper C, Ellertson C, Winikoff B. Could American women use mifepristone- misoprostol pills safely with less supervision? Contraception 2002; 65: 133-142.

Jensen JT, Harvey SM, Beckman LJ. Acceptability of suctioncurettage and mifepristone abortion in the United States: a prospective comparison study. Am J Obstet Gynecol 2000; 182: 1292- 1299.

Lynn B, Michael B, et al. Instituting medical abortion services: changes in outcome and acceptability related to provider experience. JAMWA 2000; 55: 173-176.

Ngoc NN, Winikoff B, Shelley C, Am Khong Ngoc, Hieu Nguyen Trong et al. Safety, efficacy and acceptability of mifepristone- misoprostol medical abortion in Vietnam. International family planning perspectives 1999; 25: 10-14.

Ngoc NN, Nhan Vu Quy, Jennifer B, Mai Traân TP, Jill MD, Winikoff B. Dùng Prostaglandin tại nhà trong phá thai nội khoa liệu có an toàn và khả thi? Kết quả nghiên cứu tại nhiều địa điểm ở Việt Nam. BJOG 2004; 111: 814-819.

Winikoff B, Sivin I, Coyaji KJ et al. Safety, efficacy and

acceptability of medical abortion in China, Cuba and India: a comparative trial of mifepristone - misoprostol versus surgical abortion. Am J Obstet Gynecol 1997;176: 431- 437.

World Health Organization. Task force on post ovulatory methods of fertility regulation. WHO multinational study of three misoprostol regimens after mifepristone for early medical abortion: side effects and women's perception.

BJOG 2004;111: 715- 725.