Tổng quan chung về bệnh viện Việt Nam hiện nay (Overview of current Vietnam hospital system)

Phạm Trí Dũng

Tóm tắt


Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam. Những thành công trong lĩnh vực y tế đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự. Hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống bệnh viện ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập và chưa hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do đầu tư cho các bệnh viện chưa đáp ứng nhu cầu và do thực trạng quản lý bệnh viện chưa tốt, công tác giám sát còn nhiều bất cập.

Triển khai tự chủ bệnh viện đã đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên cũng bộc lộ những bất cập, cần được nghiên cứu, đánh giá trên quan điểm: “ Công bằng, hiệu quả và phát triển” của cả hệ thống y tế nói riêng, phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta đang triển khai thực hiện các cam kết song phương và đa phương. Việt Nam đã kí Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN và chuẩn bị ký 2 Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề y và nha khoa giữa các nước ASEAN. Đa sở hữu trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, hệ thống bệnh viện nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng phân tầng xã hội và thực hiện các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên của WTO. Công hay tư chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe nhân dân. Luật khám bệnh, chữa bệnh sẽ ra đời nhằm tạo cơ sở pháp lí cao nhất cho sự phát triển và quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ KCB nói chung, bệnh viện nói riêng. Bài viết này nhằm phác họa một vài nét về hệ thống bệnh viện Việt Nam hiện nay trong một số lĩnh vực cơ bản.

English abstract

The economic reforms have brought significant improvements in all aspects of socio-economic life of Viet Nam. Achievements recorded in the Vietnamese health care sector have contributed to the fast increase of the national Human Development Index and were evaluated to be distinctively better than those in countries with similar growth. The hospital system has been improved and developed through investments in infrastructure, facilities, and human resource training. However, impropriety and inefficiency are still found in this hospital system operation, which may be due to inadequate investments, ineffective hospital management and improper hospital monitoring.

Although hospital autonomy has achieved many promising results, its impropriety has still been observed. This needs to be investigated and evaluated with the principles of "Equality, Effectiveness and Development" for the health care system as well as the socio-economic development in Viet Nam. Since Viet Nam officially became a member of the World Trade Organization (WTO) in 2006, within the health care service field, we have been carrying out many bilateral and multilateral agreements. Viet Nam signed the mutual recognition agreement (MRA) on Nursing practitioners and is planning to sign MRA on Medical Practitioners and MRA on Dental Practitioners between or among ASEAN countries.

As a member of WTO, multiple ownerships in the medical service system in general and in the hospital system in particular are objectively indispensable to follow the social stratification and the international agreements. Public or private hospital systems have been used as different tools to improve public health. Law on Medical Examination and Treatment will be adopted in order to build a legal framework for development and management of health care and hospital service delivery systems. This article aims to provide an outline of the current Viet Nam hospital system in some aspects.

 


Từ khóa


bệnh viện; hệ thống; Việt Nam; công bằng; hiệu quả; cơ sở và trang thiết bị; tự chủ bệnh viện; nhân lực bệnh; tài chính; hospital system; equality; effectiveness and development; health care facility; hospital autonomy; service utilization

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt:

Bộ Y tế (2000). Báo cáo Kiểm tra bệnh viện năm 2000.

Bộ Y tế (2004). Báo cáo Kiểm tra bệnh viện năm 2004.

Bộ Y tế (2005). Quyết định 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 về phê duyệt đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bộ Y tế (2006). Báo cáo Kiểm tra bệnh viện năm 2005.

Bộ Y tế (2006). Niên giám Thống kê y tế các năm 2000 đến 2005.

Bộ Y tế (2006). Niên giám thống kê y tế năm 2006.

Bộ Y tế (2007). Báo cáo Kiểm tra bệnh viện năm 2006.

Bộ Y tế (2007). Qui hoạch hệ thống y tế.

Bộ Y tế (2007). Báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006.

Phạm Trí Dũng và CS (2005). “Thực trạng quản lí bệnh viện và nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lí bệnh viện”. Trường Đại học Y tế công cộng: 5-15.

Lý Ngọc Kính, Nghiêm Trần Dũng và cộng sự (2005). “Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt nam”. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008). “Báo cáo Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về XHH công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân” số 118/BC-UBTVQH12, gày 13/5/2008, Hà Nội.

Vụ Điều Trị (2000). Báo cáo tổng kết năm 2000.

Vụ Điều Trị (2000). Báo cáo Quy hoạch bệnh viện Bộ Y tế.

Vụ Kế hoạch – Tài chính (2007). Báo cáo Tổng hợp thực hiện Nghị định 10, Hà Nội.

Vụ Điều Trị (2007). Báo cáo Tổng kết công tác KCB năm 2007 và định hướng kế hoạch hoạt động năm 2008.

Viện Chiến lược và chính sách y tế (2008). “Đánh giá tác động của việc thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đói với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế”. Hà Nội: 15-19.

World Bank (2007). Cơ sở dữ liệu thống kê sức khỏe dinh dưỡng và dân số Hà Nội”. 25-30.

Tài liệu tiếng Anh

Barnum H, Kuzin (1993), Public hospital in developing countries: Resource use, Cost, Financing, The Johns Hopkins University Press, US, pp 202-205.

Minister of Health (2006), Health Technology Assessment: An inventory and assessment of status of diagnosis equipment in provincial general hospitals, Ha Noi, pp 10-15.

Ministry of Health Singapore (1998), State of Health 1998-Private Health Sector Growth in Asia, pp 1-7.

Sahota A (1999), A Diagnosis for Southeast Asia. Medical Device and Diagnostic Industry Magazine, pp 1