Tỷ số giới tính khi sinh trên Thế giới và ở Việt Nam (Sex ratio at birth: The overview of international trends and the situation in Viet Nam)

Lê Cự Linh

Tóm tắt


Tỷ số giới tính khi sinh là một chỉ số dân số học nhưng lại nói lên nhiều điều về sự quá độ dân số, bình đẳng về giới trong xã hội cũng như những thách thức và trở ngại mà các nhà hoạch định chính sách dân số- xã hội cũng như những người làm việc trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản gặp phải. Được coi là dao động xung quanh giá trị trung bình về mặt sinh học/ dân số học là khoảng 105 trẻ trai tương ứng với 100 trẻ gái ra đời, chỉ số này không có nhiều biến động ở các quốc gia phát triển. Trái lại, châu Á nói chung và một số quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc đang phải trải qua giai đoạn mất cân bằng về tỷ số giới tính khá rõ rệt với nhiều hệ quả xã hội lâu dài. Bài tổng quan này nhằm mục đích cung cấp một số thông tin và số liệu về thực trạng và những yếu tố góp phần gây ra sự mất cân bằng này tại một số dân số có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Đồng thời, xu hướng và nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cũng được đưa ra thảo luận. Số liệu từ nhiều nguồn cho thấy thực tế đã có xu hướng gia tăng mất cân bằng về tỷ số giới tính tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đi kèm với nhiều yếu tố liên quan. Những thảo luận mang tính khái quát về chiến lược và chính sách can thiệp cũng như bài học từ thực trạng của một số quốc gia khác là gợi ý cho nỗ lực của Chính phủ cũng như toàn xã hội nhằm khắc phục tình trạng này ở Việt Nam.

English abstract 

Sex ratio at birth (SRB) is a demographic indicator, which tells a lot about demographic transition, gender equity in any society as well as the challenges and barriers that population and social policy makers and reproductive health professionals and activists alike have long confronted. It is considered biologically and demographically that SRB should be approximately 105 males versus 100 female newborns. Unlike in more developed societies, SRB statistic in Asia, particularly in large population such as India and China is now in the unusual increasing trend with anticipated long-term consequences. This overview paper aims to provide some background information, statistic data and discussion on contributing factors of this skewed SRB toward higher number of boys than girls in some populations with similarities to Viet Nam. The statistics and research findings at different scales about this issue in Viet Nam have also been discussed. Multiple sources of data showed that SRB is at the rising trend in the last 8 years in Viet Nam, characterized by some contributing factors. The brief discussion on strategies and intervention policies is also presented in this overview, in the context of lessons learnt in other Asian countries, to provide preliminary implications for government policy and overall efforts of the whole society in Viet Nam to improve this situation.


Từ khóa


tỷ số giới tính; tỷ số giới tính khi sinh; ưa thích có con trai; Việt Nam; sex ratio; sex ratio at birth; son preference

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt:

Võ Anh Dũng, Phương Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huyên & Lê Thanh Sơn (2006), “Tỷ số giới tính khi sinh của VN và một số địa phowng những năm gần đây: Hiện trạng và bàn luận”, Dân số và phát triển 1(58), pp.21-28.

Nguyễn Hải & Lê Cự Linh (2006), “Thực trạng sinh can thứ ba trở lên và lý do ảnh hưởng tại huyện Tiên Du tỉnh Bách Ninh”, Tạp chí Y học Dự phòng, XVI(3+4(83), pp38-43.

Hoàng Văn Hùng & Lê Thị Vui (2007), “Tỷ số gới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan trên địa bàn Chililab huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005”. Tạp chí Y tế Công cộng, 9pp. 40-44.

Lê Cự Linh, Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Đình Cử, Phạm Đại Đồng, Phạm Thị Thường, Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Kim Bình & Đỗ Xuân Sơn (2006), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Thị Vũ Thành & Lê Cự Linh (2005), “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh con thứ ba trở lên tại Hà Nội”, Dân số và phát triển, 6(51), pp. 22-27.

Tổng cục thống kê (2006), Báo cáo kết quả - Điều tra biện động dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 1/4/2006, GSO, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

Li, S. & Feldman, M. W. (1996), "Sex difference in infant and child mortality in China: Levels, trends and variations", Chinese Journal of Population Science, 1pp. 7-21. (in Chinese)

8. Retherford, R., Choe, M., Chen, J., Li, X. & Cui, H. (2004), "China's fertility, how much it has declined", Population Research, 4pp. 3-15. (in Chinese)

Banister, J. (2004), "Shortage of girls in China today", Journal of Population Research, 21(1), pp. 19-45.

Chow, E. & Berheide, C. W. (2004), Global Perspectives: Women, Family and Public Policies (Chinese Edition) Social Science Document Press.

Croll, E. (2001), Endangered Daughters: Discrimination and Development in Asia, London: Routledge.

Douglas Almond & Lena Edlund (2008), "Son-biased sex ratios in the 2000 United States Census", Proceedings of the National Academy of Sciences, 105(15), pp. 56815682.

Guilmoto, C. (2007), Sex-ratio imbalance in Asia: Trends, consequences and policy responses, 4th Asia Pacific Conference on Reproductive Health and Rights, UNFPA, Hyderabad, India.

Guilmoto, C. (2007), Characteristics of Sex-Ratio Imbalance in India and Future Scenarios, 4th Asia Pacific Conference on Reproductive Health and Rights, UNFPA, Hyderabad, India.

Guilmoto, C., Hoang, X. & Ngo, V. T. (2009), Recent Increase in Sex Ratio at Birth in Viet Nam, PLoS ONE 4(2): e4624.

16. Gupta, M. D., Zhenghua, J., Bohua, L., Zhenming, X., Chung, W. & Hwa-Ok, B. (2003), "Why is Son preference so persistent in East and South Asia? a crosscountry study of China, India and the Republic of Korea", Journal of Development Studies, 40(2), pp. 153-187.

Jacobsen, R., Moller, H. & Mouritsen, A. (1999), "Natural variation in the human sex ratio", Human Reproduction, 14(12), pp. 3120-3125.

Lerchl, A. (1998), "Seasonality of sex ratio in Germany", Human Reproduction, 13(5), pp. 1401-1402.

Li, S. (2007), Imbalanced Sex Ratio at Birth and Comprehensive Intervention in China, 4th Asia Pacific Conference on Reproductive Health and Rights.

Linh Cu Le (2006), "Unintended live birth vs. Abortion: What factors affect the choices of Vietnamese women and couples?", Asia-Pacific Population Journal, 21(2), pp. 45-66.

Sylvie Dubuc & David Coleman (2007), "An Increase in the Sex Ratio of Births to India-born Mothers in England and Wales: Evidence for Sex-Selective Abortion", Population and Development Review, 33(2), pp. 383-400.

The Institute for Social Development Studies (2007), New "Common Sense": Family-Planning Policy and Sex Ratio in Viet Nam, 4th Asia Pacific Conference on Reproductive Health and Rights, UNFPA, Hyderabad, India.