Thực trạng tai nạn thương tích trong lao động trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắc năm 2009 (Injuries among coffee production farmers in Dak Lak province)

Trần Thị Hồng, Nguyễn Thúy Quỳnh, Hồ Thị Hiền

Tóm tắt


Nông nghiệp là ngành nghề có số lượng lao động nhiều nhất nước ta hiện nay. Lao động nông nghiệp (LĐNN) có nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích (TNTT), tuy nhiên thông tin về TNTT trong LĐNN ở Việt Nam còn ít. Bài báo này là báo cáo một phần kết quả của nghiên cứu "Thực trạng TNTT và một số yếu tố liên quan tại các vùng nông nghiệp trọng điểm tại Việt Nam" được thực hiện từ 5/2009- 12/2010. Mục tiêu của bài báo là mô tả thực trạng TNTT trong lao động trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắc năm 2009. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô tả cắt ngang, thông qua phỏng vấn và quan sát 1562 hộ gia đình, sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy, tỷ suất TNTT tử vong trong lao động trồng cà phê là 57/100.000, tỷ suất TNTT không tử vong là 3.149/100.000. Ba nguyên nhân TNTT hàng đầu là vật sắc nhọn, động vật cắn/tấn công và ngã. TNTT liên quan đến máy nông nghiệp thường gây ra các thương tổn ở mức độ nặng. Hai công đoạn canh tác cà phê có số trường hợp TNTT xảy ra cao vượt trội so với các công đoạn khác, đó là chăm sóc và tạo hình. Chương trình can thiệp phòng ngừa TNTT tại Đắc Lắc cần tập trung vào nâng cao hiểu biết và thực hành của người dân về thực trạng và cách phòng tránh TNTT trong lao động nông nghiệp, đặc biệt chú ý đến các nguyên nhân và công đoạn hay xảy ra TNTT.

English abstract

In Vietnam, agriculture is the largest contributor to the labour force. Although it is one of the most hazardous industries, studies on occupational injury in agriculture in Vietnam remain limited. This paper presents a subset of results from a larger study on the "current situation of and associated factors to injuries in key agricultural regions in Vietnam in 2010". The objective was to assess the current situation of injuries related to coffee production in Dak Lak province. The study conducted from 5/2009 to 12/2010 using a cross sectional design. Structured interviews and observations using safety checklists were conducted with 1.562 households who produce coffee. The fatal and non-fatal rates of occupational injuries during coffee production were 57/100,000 and 1.291/100.000 respectively. The three leading causes of injuries were: sharp objects, animal bites/attack, and falls. Machinery was also a cause that often led to high level of severe injury. Most of injuries occurred during the growing and carving aspects of coffee production. It is necessary to strengthen injury  prevention program in coffee production in Dak Lak. These programs should focus on enhancing the awareness and safety practices of farmers on the current situation of injuries, causes of injuries and stages of production that often lead to injury.


Từ khóa


tai nạn thương tích; tai nạn lao động; tai nạn lao động nông nghiệp; trồng cà phê Injury; occupational injury; agricultural labour injury; coffee production

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bùi Thị An, Mai Thị Dần (2009). Thực trạng An toàn vệ sinh lao động nông nghiệp của Hà nội, Viện Tài nguyên, Môi trường, Giới vì phát triển cộng đồng, Hà Nội.

Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường và cs (2002), Điều tra cơ bản tình hình chấn thương tại Việt Nam - VMIS, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà nội.

Cà phê Việt Nam trên con đường khẳng định thương hiệu (2012). Đắc Lắc, truy cập ngày 17/5/2012-2012, tại trang web

http://www.sonongnghiepdaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1815.

Đoàn Minh Hòa (2006). Thực trạng tai nạn lao động và giải pháp phòng chống, Cục An toàn lao động . Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội.

Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Hồng, Hồ Thị Hiền, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Vân (2011). "Thực trạng tai nạn thương tích trong lao động nông nghiệp tại các vùng nông nghiệp trọng điểm Việt Nam". Tạp chí Y học Thực hành.

, tr. 6.

Nguyễn Thúy Quỳnh, Hồ Thị Hiền, Trần Thị Hồng, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Vân (2011). "Một số yếu tố ảnh hưởng tới tai nạn thương tích trong lao động tại các vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam", Tạp chí Y học Thực

hành. 786, tr. 6.

Nguyễn Thị Thơm (2009). Tình hình công tác ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp và vai trò của Hội Nông dân Việt nam, Ban xã hội - Dân số- Gia đình. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hà Nội.

Đinh Hạnh Thưng (2009). An toàn vệ sinh lao động đối với lao động nông nghiệp. Tài liệu hội thảo an toàn vệ sinh lao động đối với lao động nông nghiệp ở Việt Nam. Hội An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Hà Nội.

Báo cáo điều tra Đánh giá tình hình vệ sinh an toàn lao động trong nông nghiệp tại Việt Nam (2006). Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Mukherjee Amitawa, Chang Ping (2008). Agricultural Machinery Safety - a Pepertual theme of human society.

Canadian Center for Occupational Health and Safety (2009).s Avoiding Harm on the Farm, Health and Safety Report.

Farmers' risk of fatal accidents at work has fallen by nearly one-fifth in ten years (2008). Occupational accident statistics 2008, Statistics Finland

Adarsh Kumar, J.K. Singh, Dinesh Mohan, Mathew Varghese (2008). "Farm hand tools injuries: A case study from northern India", Safety Science. 46(1), tr. 10.

SK Patel, M.R. Varma, Adarsh Kumar (2010). "Agricultural injuries in Etawah district of Uttar Pradesh in India", Safety Science(48), tr. 8.

Gopinath R. Narasimhan, Yingwei Penga, Trever G. Crowe, Louise Hagel, James Dosmand, William Picketta (2010). "Operational safety practices as determinants of machinery-related injury on Saskatchewan farms", Accident Analysis and Prevention, tr. 6.

Christine Solomon (2002). "Accidental injuries in agriculture in the UK", Society of Occupational Medicine. 52(8), tr. 6.

Juha Suutarinen (2003). Occupational Accidents in Finnish Agriculture - Causality Managerial Aspects for Prevention, Doctoral Dissertation, Agrifood Research Reports 39, MTT Agrifood Research Findland, Findland.

The Canadian Federation of agriculture (2009). Fact sheet #6, 2009, truy cập ngày 19/7-2010, tại trang.

Sanderson WT, Madsen MD, Rautiainen R, Kelly KM, Zwerling C, Taylor CD, Reynolds SJ, Stromquist AM, Burmeister LF, Merchant JA (2006), "Tractor overturn concerns in Iowa: perspectives from the Keokuk county rural health study", Journal of Agricultural Safety and Health. 12(1).

Xiang Huiyun, Zengzhen Wang, Lorann Stallones, Thomas J. Keefe, Xuzhen Huang,Xianghua Fu (2000). "Agricultural Work-Related Injuries Among Farmers in Hubei, People's Republic of China", American Journal of Public Health. 8(90), tr. 1269-1276.

National Center for Farmworker Health Fact about Farmworkers, truy cập ngày 19/7-2010, tại trang web http://www.cdc.gov/niosh/topics/aginjury/.