Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 4 phường, thành phố Đà Nẵng về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm (Knowledge, attitudes and practices of local residents in four wards, Da Nang city - Viet Nam on preventing dioxin exposure through foods)

Lê Vũ Anh, Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Kim Ngân

Tóm tắt


Sân bay Đà Nẵng cùng với một số sân bay và khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ là nơi diễn ra hoạt động chứa, pha, nạp rửa,…chất Da cam và các chất làm trụi lá khác (chứa tạp chất dioxin) trong chiến dịch Ranch Hand 1962-1971. Người dân sống gần sân bay Đà Nẵng và các điểm nóng nhiễm dioxin khác đều có nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong môi trường đất, nước, trầm tích, không khí và thực phẩm [4,5,8,9]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các mẫu đất, bùn, một số loại thực phẩm địa phương, các mẫu máu và sữa mẹ của người dân tại khu vực gần sân bay Đà Nẵng có hàm lượng dioxin cao hơn các tiêu chuẩn hay hướng dẫn hiện hành về dioxin trên Thế giới [6]. Sau khi mô hình can thiệp y tế công cộng (YTCC) triển khai ở điểm nóng sân bay Biên Hòa trong giai đoạn 2007- 2009 đạt được những thành công bước đầu trong việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm cho người dân địa phương [7], Hội YTCC Việt Nam đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Ford để mở rộng mô hình can thiệp này ra điểm nóng nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng. Năm 2009, trước khi xây dựng và triển khai chương trình can thiệp, một nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của 400 người dân sống tại 4 phường được cho là bị tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng. Số liệu được nhập bằng phần mềm epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 17. Kết quả của điều tra KAP cho thấy mặc dù sống ở khu vực điểm nóng về ô nhiễm dioxin nhưng kiến thức về dioxin và các giải pháp thực hành dự phòng phơi nhiễm của người dân trước can thiệp còn rất hạn chế. Một chương trình can thiệp nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân tại 4 phường gần sân bay Đà Nẵng là thực sự cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này đã được Hội YTCC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiết với sự tham gia của các ban ngành liên quan tại địa phương vào tháng 5 năm 2010.

English abstract

Da Nang Airbase served as a bulk storage and supply facility for Agent Orange and other herbicides during the Operation Ranch Hand 1962-1971. Local people living in the vicinities of the Da Nang Airbase as well as in other dioxin hot spots in Viet Nam have probably been facing with a high risk of exposing to dioxin in soil, water, mud, air and particularly through consuming local contaminated foods [4,5,8,9]. A recent study showed that samples of soil, mud, some local foods, blood, and breast milk had dioxin concentrations exceeded current environmental standards [6]. Continued with the success of the public health intervention program implemented in Bien Hoa dioxin hot spot in the period between 2007-2009 in reducing the risk of dioxin exposure through food for residents [7], the Vietnam Public Health Association (VPHA) has received funding support from the Ford Foundation in Viet Nam to expand this intervention model to four wards in the vicinities of the Da Nang Airbase. In 2009, before developing and implementing this intervention program, a cross sectional survey on knowledge, attitudes and practices (KAP) was undertaken aiming at assessing the KAP of householders on dioxin and measures to prevent dioxin exposure through consuming contaminated foods. A sample of 400 households was randomly selected from the list of local households in four most affected wards in Da Nang using the systematic random sampling scheme. 400 food handlers from selected households, aged 16-60 were interviewed. Data was entered using Epi-data 3.1, and analyzed using SPSS 17.0 software. The results show that although living in a severe dioxin hot spot, the knowledge and practices of local residents on dioxin and preventive measures were very limited. An intervention program to reduce the risk of dioxin exposure for local people living at four wards near Da Nang Airbase was urgently needed. The results of this survey will be presented at the workshop to be organized in early 2010 in Da Nang City to develop a detail intervention program with active involvement of related local departments and stakeholders.


Từ khóa


ô nhiễm dioxin; sân bay Đà Nẵng; thực phẩm nhiễm dioxin; dự phòng nhiễm dioxin; KAP; kiến thức- thái độ- thực hành Dioxin polluted areas in Da Nang Airbase; Dioxin contaminated foods

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Lê Vũ Anh, Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Kim Ngân (2010). "Chương trình can thiệp nâng cao KAP của người dân TP Biên Hoà về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm - những thành công ban đầu sau 1 năm can thiệp". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2): 380-865.

Lê Vũ Anh, Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thanh Hà, Đỗ Minh Sơn 2009, "KAP của người dân TP Biên Hoà về Dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm". Tạp chí Y tế công cộng. 11: 13-18.

Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh Nguyễn Thanh Hà, Trần Vũ, Nguyễn Thị Qúy (2010). "Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm ở phường Trung Dũng và Tân Phong, Biên Hoà - 1 năm sau can thiệp". Tạp chí Nghiên cứu Y học. 68 (3): 447-451.

Tài liệu tiếng Anh

Dwernychuk LW, Cau HD, Hatfield CT, et al (2002). Chemosphere. 47:117-137

Dwernychuk LW (2005), Chemosphere. 60:998-999

Hatfield Consultants and 10-80 Committee 2000, Preliminary Assessment of Environmental Impacts Related to Spraying of Agent Orange Herbicide During the Viet Nam War, West Vancouver: Hatfield Consultants Ltd.

Le VA, Nguyen NB, Nguyen DM, Nguyen TH, Do MS, Tran TTH 2008, Organohalogen Compounds; 70: 000535- 00538.

Schecter, A., Cao Dai, L., Papke, O., et al (2001). Journal of Occupational and Environmental Medicine. 43: 435- 443.

Schecter A., Quynh H.T., Pavuk M., Papke O., Malish R., Constable J.D. (2003). Journal of Occupational and Environmental Medicine. 45 (8): 781-88.

Tuyet-Hanh, T.T, Vu-Anh, L, Ngoc-Bich, N, Tenkate, T (2010). "Environmental Health Risk Assessment of Dioxin Exposure through Foods in a Dioxin Hot Spot-Bien Hoa City, Vietnam". International Journal of Environmental Research and Public Health. 7: 2395-2406.