Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa NKĐSS của phụ nữ di cư tuổi 18-49 làm viêc tại KCN Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội năm 2011 (Health service utilization for reproductive tract infections of female migrants aged 18-49 working at industrial zones in Long Bien district, Ha Noi, 2011)

Lê Thị Kim Ánh, Phạm Thị Lan Liên, Vũ Hoàng Lan, Schelling Esther

Tóm tắt


Di cư trong nước có sự tham gia động đảo cảu phụ nữ do nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp nhẹ, kinh doanh và dịch vụ ở các thành phố lớn. Mặc dù di cư đem đến cơ hội làm việc và thu nhập, nữ lao động di cư gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa nhiễm khuẩn đường sịnh sản (NKĐSS) của phụ nữ di cư tuổi 18-49 lao động tại khu công nghiệp Sài Đồng, Hà Nội với cỡ mẫu 291 đối tượng. Kết quả cho thấy hầu hết nữ lao động di cư còn trẻ và chưa lập gia đình, điều kiện sống còn hạn chế (25,8% sử dụng nước giếng khoan và 25,4% sử dụng chung nhà vệ sinh), Trong 55 đối tượng có sử dụng dịch vụ khám chữa tại cơ sở y tế, tỷ lệ khám định kỳ còn thấp (27,3%). Các yếu tố như trình độ học vấn trên trung học phổ thông (OR=3,42), di cư từ 2 lần trở lên (OR=2,68), thu nhập trung bình trên 3 triệu/tháng (OR=2,33), tự đánh giá bản thân mắc NKĐSS (OR=6,96), không e ngại hay xấu hổ khi khám (OR=2,86), và việc biết được các cơ sở y tế có dịch vụ khám chữa NKĐSS tại Hà Nội (OR=10,42) là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy phụ nữ di cư sử dụng dịch vụ khám chữa NKĐSS.

English abstract

Rural-to-urban migration involves a high proportion of females because job opportunities for female migrants have increased in urban areas in the formal sector such as textile, footwear and garment factories which favor employment of women. Migration is one of few ways available to access employment providing better wages, but migrants have faced many difficulties in life such as poor living condition and health care services. This study aimed to capture the use of health care services for reproductive tract infections (RTIs) of female migrants aged 18-49 working in Sai Dong industrial zone. The sample size consisted of 291 female migrants. The results showed that most female migrants were young and single, and had poor living condition (25.8% using unsafe drinking water and 25.4% sharing toilet). The proportion of using health care services for RTIs at health center was low, particularly for regular examination (27.3%). This study report also stated some protective factors of RTI health care utilization, such factors includes higher education level (OR=3.42), multiple movements (OR=2.68), high monthly income (OR=2,33), a thought of having RTIs (OR=6,96), less ashamed of seeking for RTI care (OR=2.86), and knowledge of health centers for RTI care in Ha Noi (OR=10.42).


Từ khóa


phụ nữ di cư; nhiễm khuẩn đường sinh sản; khu công nghiệp; cơ sở y tế; sử dụng dịch vụ y tế; female migrants; RTIs; industrial zones; health center; use of health care services

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bộ Y tế (2010), Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam - lần thứ 2, 194.

Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: Vận hội và thách thức với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

Đặng Nguyên Anh (2006), "Di dân ở Việt Nam: kiếm tìm lời giải cho phát triển nông thôn", Những vấn đề Xã hội học trong công cuộc đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 351-366.

Đặng Nguyên Anh (2009), "Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước", Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học (tuyển tập một số công trình nghiên cứu gần đây, tập 2), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 253-273.

Lê Bạch Dương và cộng sự (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 103

Lê Thanh Sơn (2005), Một số đặc điểm nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả mô hình can thiệp tại tỉnh Hà Tây (2001 - 2004), Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội

Mai Đức Chính (2007), "Những vấn đề liên quan đến lao động di cư ở Việt Nam: tình hình và những vấn đề cần quan tâm", Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc

gia), Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội

Phạm Ngọc Cường (2007), Nghiên cứu căn nguyên và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục nữ tại một số xã của 2 huyện đồng bằng Thanh Hóa năm 2006, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học

Y Hà Nội

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật khám, chữa bệnh, số: 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2006), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe.

Tổng cục Thống Kê (2010), "Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.", Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr. 28.

Trương Hiền Anh (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành của lao động nữ di cư đang cư trú tại phường Phúc Tân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội năm 2007, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.

Vũ Thị Thanh Huyền (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2005, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

Go VF., Quan VM., A. C., Zenilman JM., Moulton LH. và Celentano DD. (2002), "Barriers to reproductive tract infection (RTI) care among Vietnamese women: implications for RTI control programs", Sexually Transmitted Diseases, 29(4), tr. 201-206.

Mayaud và D. Mabey (2004), "Approaches to the control of sexually transmitted infections in developing countries: old problems and modern challenges", Sexually Transmitted Infections. 80(3), tr. 174-182.

Ngo AD và et al. (2007), "Health-seeking behaviour for sexually transmitted infections and HIV testing among female sex workers in Vietnam", AIDS Care. 19, tr. 878-887

P J García và et al. (2006), "Sexually transmitted and reproductive tract infections in symptomatic clients of pharmacies in Lima, Peru", Sexually Transmitted Infections. 83, tr. 142 - 146.

PT Lan và et al. (2008), "Perceptions and attitudes in relations to reproductive tract infections including sexually transmitted infections in rural Viet Nam: A qualitative study", Health Policy. 86(2-3), tr. 308-317.

Sihavong và et al. (2006), "Antimicrobial self medication for reproductive tract infections in two provinces in Lao People's Democratic Republic", Sexually Transmitted Infections. 82(2), tr. 182-186