Một số yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh 2 trường trung học cơ sở, thành phố Hà Nội (Some risk and protective factors for depression and anxiety among students of two secondary schools in Hanoi)

Nguyễn Thanh Hương, Trương Quang Tiến, Hoàng Khánh Chi, Nguyễn Hoàng Phương, Trần Bích Phượng, Michael Dunne

Tóm tắt


Ngày nay vấn đề sức khỏe tâm thần là khá phổ biến trong giới trẻ và có xu hướng tăng lên đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điển hình về vấn đề này như trầm cảm và lo âu trong thời kì vị thành niên có thể để lại hậu quả tức thì hoặc lâu dài tới sức khỏe thể chất cũng như tâm thần khi trưởng thành. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Mục đích của bài báo này là xác định một số yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với trầm cảm và lo âu ở học sinh hai trường trung học cơ sở của Hà Nội. Đây là nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh với 972 học sinh từ lớp 6 đến lớp 8. Các mô hình phân tích đa biến được sử dụng để kiểm soát một số yếu tố nhiễu. Kết quả cho thấy học sinh nội thành có sức khỏe tâm thần kém hơn so với học sinh ngoại thành (p<0.05). Trầm cảm và lo âu ở cả học sinh nam và nữ có mối liên quan với nhiều yếu tố khác nhau. Gắn kết tốt với nhà trường; được cha, mẹ quan tâm phù hợp là yếu tố bảo vệ. Bị bắt nạt/trêu ghẹo; sự kiểm soát và bảo vệ quá mức của cả cha lẫn mẹ là yếu tố nguy cơ của trầm cảm và lo âu. Kết quả nghiên cứu nhất quán với công bố của  một số nghiên cứu trước đây và cho thấy tính cấp thiết của việc triển khai các chương trình can thiệp tại trường học để cải thiện sự gắn kết với nhà trường, giảm tình trạng bắt nạt /trêu ghẹo và hỗ trợ phụ huynh quan tâm, chăm sóc các em một cách phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần của thế hệ trẻ.

English abstract 

Nowadays, mental health problems are quite prevalent and on an increasing trend among adolescents and youth. Typical mental health problems include depression and anxiety among adolescents which can have serious short-term and long-term impacts on adult physical and mental health. However, this problem is still not prioritized for research in Viet Nam. This paper aims to identify some of protective and risk factors of depression and anxiety among school children at two secondary schools in Ha Noi. This is a cross-sectional study using self-administered questionnaire without respondent's name for collecting data from 972 school children from grade 6 to grade 8. Multivariable linear regression models and General linear models were employed to control confounding variables. The results show that adolescents in suburban school have better mental health than their counterparts in inner city school (p<0.05). There are various factors associated with depression and anxiety. School connectedness, appropriate mother and farther care are protective factors. Bullying, overprotection of both mother and father are risk factors of depression and anxiety. The study results are consistent with findings from previous studies and show the urgent need of developing and implementing intervention programs at schools to improve school connectedness, reduce school bullying, and support parents to take care their children appropriately, and thus to contribute to promoting mental wellbeing of young generation.


Từ khóa


trầm cảm; lo âu; vị thành niên; yếu tố nguy cơ; yếu tố bảo vệ; depression; anxiety; adolescent; risk factors; protective factors

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Trần Văn Cường (2002), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh kết xã hội khác nhau của nước ta hiện nay (Báo cáo đề tài cấp Bộ).

Lê Thị Kim Dung (2007), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố (Đề tài nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2003-49-61).

Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng – Tài liệu đào tạo sau dại học, Đại học Y Hà Nội.

WHO (1998), Ủng hộ các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách (Tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Anh).

Tài liệu tiếng Anh

California Department of Education (2004), California Healthy Kids Survey, California Safe and Healthy Kids Program Office.

Cho, H., Hallfors, D. D., and Sanches, V., (2005), "Evaluation of a High School Peer Group Intervention for At-Risk Youth. "Journal of Abnormal Child Psychology, 33, No.3 (June 2005)pp. 363-374.

Forero R, M. L., Rissel C, Bauman A. (1999), " Bullying behaviour and psychosocial health among school students in New South Wales, Australia: cross sectional survey." British Medical Journal, pp. 344-349.

Huong N. T., A. L. V., M. P. Dunne, (2006), "Validating measures of depression and anxiety in a community-based sample of adolescents." Vietnam Journal of Public Health., No. 7pp. 26-31.

McNeely, C. A., Nonnemaker, J. M. & Blum, R. W. (2002), "Promoting school connectedness: evidence from the National Longitudinal Study of Adolescent Health", J Sch Health, 72(4), pp. 138-46.

Michaelson, R. (2004), Child Abuse in Viet Nam: Summary report of the concept nature and extent of child abuse in Viet Nam.

National Health Institute of USA (1999), "Depression".

National Statistics UK (2004), The health of Children and Young People.

Palmer, S. B. (1998), "The role of risk for insecure early attachment in explaining the behavioural adjustment of foster children." The Sciences and Engineering, 58(8B)(February 1998)pp. 4493.

Parker, G., Tupling, H., and Brown, L.B. (1979), Parental Bonding Instrument

Patel, V., Araya, R., De Lima, M., Ludermir, A., & Tood, C. (1999), "Women poverty and common mental disorders in four restructuring societies." Social Science and Medicine, 49pp. 1461-1471.

Radloff, L. S. (1977), "The CES-D Scale: A self-report depression scale for research in the general population. Applied Psychological Measurement 1977." 1(3)pp. 385401.

Rigby, K., Slee, P. T., Martin, G., (2007), "Implications of inadequate paretal bonding and peer victimization for adolescent mental health." Journal of Adolescence, 30pp. 801-812.

Spence, S., Najman, J., Bor, W., O'Callaghan, M., & Williams, G., (2002), "Maternal anxiety and depression, poverty and marital relationship factors during early childhood as predictors of anxiety and depressive symptoms in adolescence." Journal of Child psychology and psychiatry, 43(4)pp. 457-469.

Tran T., P. L., & Harpham T., (2003), Young Lives Premilinary Country Report: Viet Nam. An International Study of Childhood Poverty.

Videon, T. M. (2002), "The Effects of ParentAdolescent Relationships and Parental Separation on Adolescent Well-Being. " Journal of Marriage and Family, 64(May 2002)pp. 489-503.

WHO (2001), The World Health report 2001 – Mental Health: New Understanding, New Hope.

WHO (2005), Mental Health policy and Service Guidance Package - Child and Adolescent Mental Health Policies and Plans. Nguồn: http://www.who.int/mental_health/policy/en/Child%20%20Ado%20Mental%20Health_final.pdf (truy cập ngày 12/04/2007).