Sử dụng kỹ thuật phân tích dọc và phân tích nhị biến tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì và quan hệ tình dục ở vị thành niên tại Chí Linh, Hải Dương (Applying survival and bivariate analysis to explore the pubertal onset and sexual behavior among adolescents in Chi Linh, Hai Duong province)

Nguyễn Văn Nghị, Lê Cự Linh, Vũ Mạnh Lợi

Tóm tắt


Bài viết nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích dọc (ước lượng Kaplan Meier, mô hình hồi quy Cox) và phân tích nhị biến (bivariate) tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì, hành vi quan hệ tình dục (QHTD) ở vị thành niên (VTN) và yếu tố liên quan. Số liệu sử dụng phân tích là từ điều tra nghiên cứu sức khỏe 9300 vị thành niên tại huyện Chí Linh, Hải Dương- cơ sở thực địa của Trường Đại học Y tế Công cộng. Tuổi dậy thì ở nam VTN là 15,1 tuổi và ở nữ là 14,1 tuổi. Nữ dậy thì sớm hơn nam, nhóm tuổi trẻ hơn có tuổi dậy thì sớm hơn, VTN thành thị dậy thì sớm hơn VTN nông thôn, VTN có điều kiện kinh tế khá giả hơn dậy thì sớm hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001 hoặc p<0,01). Ước lượng Kaplan Meier thấy xu hướng tuổi dậy thì ở nam nữ VTN ngày càng sớm hơn trong đoàn hệ VTN tuổi trẻ hơn. Mô hình hồi quy Cox cho thấy tỷ lệ dậy thì ở nam VTN chủ yếu ở học sinh cấp 2. Nữ VTN thành thị, nữ có điều kiện kinh tế khá giả hơn và nữ có tình trạng sức khỏe tốt hơn dậy thì sớm hơn.

Tỷ lệ VTN chưa kết hôn đã QHTD là 0,9% (1,4% nam và 0,3% nữ). Trong VTN trả lời câu hỏi về QHTD (không tính từ chối trả lời) thì có 1,7% nam và 0,4% nữ trả lời đã QHTD. Tuổi QHTD lần đầu ở nam VTN là 16,2 tuổi và ở nữ là 16,1 tuổi. VTN nhóm 10-14 tuổi QHTD lần đầu sớm hơn nhóm 15-19 tuổi (p<0,001). Ước lượng Kaplan Meier thấy xu hướng tuổi QHTD ở nam VTN ngày càng sớm hơn trong đoàn hệ tuổi trẻ hơn. Chưa thấy bằng chứng xu hướng tuổi QHTD ở nữ sớm hơn trong đoàn hệ tuổi trẻ hơn (p>0.05). Mô hình hồi quy Cox cho thấy nam VTN dậy thì sớm hơn có QHTD sớm hơn, nam VTN bị lạm dụng tình dục có nguy cơ QHTD gấp 58 lần vTN không bị lạm dụng tình dục. Chưa thấy biến số liên quan có ý nghĩa dự đoán tỷ lệ QHTD lần đầu ở nữ.

English abstract

This research paper uses survival analysis (Kaplan Meier estimation, Cox regression) and bivariate analysis to explore the onset of puberty and sexual behavior among adolescents and related factors. Data used in this article is from the survey of the adolescent health research project conducted in Chi Linh district, Hai Duong province - a research and training field site of Hanoi School of Public Health.

The pubertal age is 15.1 years old for boys and 14.1 years old for girls. The onset of puberty in girls is earlier than that in boy counterpart and is earlier in younger age groups. The pubertal age is earlier in urban adolescents compared to the rural ones and is earlier among those being better off compared to poorer ones, and the difference is statistical significance (p<0.001 and p<0.01). Kaplan Meier estimation shows that pubertal onset in both boys and girls tends to be earlier in younger age cohort. It is found with Cox regression that age, education are significantly associated with pubertal onset in boys while age, urban residence, economic condition, health status are significantly associated with pubertal onset in girls.

About 0.9% of unmarried adolescents (1.4 boys and 0.3% girls) have had sexual experience. Among those adolescents who report their sexual experience, the percentage of boys is 1.7% and the percentage of girls is 0.4% girls (excluding those who avoid answering questions). The average age of those adolescents who had sexual debut is 16,2 for boys and 16,1 for girls. Adolescents in 10-14 years old group have sex debut earlier than those in 15-19 years old group (P<0.001). Kaplan Meier estimation shows that boys in younger age cohort tends to have first sexual intercourse earlier, but the same trend is not yet found statistically significant in girls (P>0.05). It is also found with Cox regression that early pubertal adolescents have earlier first sexual intercourse while adolescents with forced sex/sexual abuse experiences are at higher risk (58 times higher) of having sexual intercourse than other adolescents. There is no variable significantly associated with sexual debut in girls.


Từ khóa


dậy thì; quan hệ tình dục; vị thành niên; puberty; sexual intercourse; adolescents

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bộ Y tế, T.C.T.K., WHO, UNICEF (2003). “Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên SAVY.”

Nguyễn Văn Nghị, Lê Cự Linh (2008): Đặc điểm dậy thì, kiến thức về tình dục và BPTT của thanh thiếu niên: Kết quả điều tra ban đầu nghiên cứu sức khỏe vị thành niên, thanh niện tại huyện Chí Linh, Hải Dương. Tạp chí Y học dự phòng, tập XVIII số 6 (98): 25-37.

Tổng cục thống kê (2006). Điều tra biến động dân số KHHGĐ 1/4/2005 Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

Trường Đại học YTCC (2007). Nghiên cứu dọc về sức khỏe vị thành niên và thanh niên tại một số vùng đô thị hóa huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: Báo cáo Mô đun 1

Ủy ban Quóc gia Dân số - KHHGĐ (1999): Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS. Hà Nội 1999

Ủy ban quốc gia dân số và KHHGĐ (2000). “Chiến lược quốc gia DS – KHHGĐ giai đoạn 2001 – 2010.” Hà Nội.

Vũ Mạnh Lợi (2006). “Khác biệt giới trong thái đọ và hành vi liên quan đến các quan hệ tình dục của Vị thành niên và thanh niên Việt Nam.” Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Ford, C.A., et al. (2005). "Predicting adolescents' longitudinal risk for sexually transmitted infection: results from the National Longitudinal Study of Adolescent Health." Arch Pediatr Adolesc Med 159(7): 657-64.

Huerta-Franco, R. and J.M. Malacara (1999). "Factors associated with the sexual experiences of underprivileged Mexican adolescents." Adolescence 34(134): 389-401.

Mardh, P.A., et al. (2000). "Correlation between an early sexual debut, and reproductive health and behavioral factors: a multinational European study." Eur J Contracept Reprod Health Care 5(3): 177-82.

Mensch, B.S., W.H. Clark, and D.N. Anh (2003). "Adolescents in Vietnam: looking beyond reproductive health." Stud Fam Plann 34(4): 249-62.

Rhee, H. (2005). "Relationships between physical symptoms and pubertal development." J Pediatr Health Care 19(2): 95-103.

Sisk, C.L. and D.L. Foster (2004). "The neural basis of puberty and adolescence." Nat Neurosci 7(10): 1040-7.