Thực trạng và khuynh hướng sử dụng nguồn nước ăn uống/sinh hoạt và nhà tiêu hộ gia đình tại CHILILAB, huyện Chí Linh, Hải Dương, 2004-2010 (Status and trend on household use of drinking water and latrines in CHILILAB, Chi Linh District, Hai Duong province, 2004-2010)

Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Tuyết Hạnh, Trần Khánh Long

Tóm tắt


Hệ thống giám sát Dân số -  Dịch tễ học tại thị xã Chí Linh, gọi tắt là CHILILAB, được Trường Đại học Y tế Công cộng xây dựng từ năm 2003 và 2010. Bài báo này phân tích các số liệu về sử dụng các nguồn nước và các loại nhà tiêu hộ gia đình (HGĐ) tại hệ thống CHILILAB để tìm hiểu thực trạng và khuynh hướng sử dụng các nguồn nước và nhà tiêu của các HGĐ tại địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn nước chính mà người dân tại CHILILAB sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi và nước mưa. Các loại nhà tiêu phổ biến  được sử dụng ở CHILILAB  là nhà tiêu tự hoại/bán tự hoại/thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu một ngăn. Một số ít hộ gia dụng hố xí cầu hoặc không có nhà tiêu. Tỉ lệ các HGD sử dụng nước máy tăng gấp 3 lần (từ 12,9% lên 36,2%) trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2010; trong khi tỷ lệ các HGD sử dụng nhà tiêu tự hoại /bán tự hoại/thấm dội nước cũng tăng gần gấp 2 lần ở giai đoạn 2010 (60,2%0 so với giai đoạn 2004 (33,1%). Các HGD giàu và khá ở CHILILAB có khuynh hướng chiếm ưu thế trong những HGD sử dụng các nguồn ncuows được coi là đảm bảo hơn cũng như sở hữu và sử dụng các loại nhà tiêu được coi là hợp vệ sinh hơn. Những HGD ở thành thị cũng có tỷ lệ cận với nguồn nước máy và nước giếng khoan, nhà tiêu tự hoại/thấm dội nước cao hơn. Tuy nhiên, bộ số liệu CHILILAB không thu thập số liệu về thực trạng xây dựng, sử dụng, bảo quản nguồn nước cũng như nhà tiêu nên bài báo không phân tích được thực trạng vệ sinh về nguồn nước cũng như nhà tiêu mà các HGD đang sử dụng.

English abstract

The Demographic - Epidemiology Surveillance System in Chi Linh District (CHILILAB) was established in 2003 by the Hanoi School of Public Health. CHILILAB conducted its first baseline survey in 2004 and a similar survey was repeated every two years (2006, 2008, and 2010). This article analyses data on water sources and types of latrines used by households in Chi Linh District to understand the situation and the trend on household use of water sources and types of latrines. The results show that there are four types of main drinking water sources used by the households there, namely tap water, drilled well-water, deep well-water and rain-water. The main types of latrines commonly used by households in CHILILAB are septic tank/semi-septic tank/pour flush, two-compartment, and single-vault. There is a small number of households using bucket latrine or without latrine. The proportion of households having access to tap water increased by approximately 3 times between 2004 and 2010 (12.9% to 36.2%, respectively). Similarly, the proportion of households having septic tank/semi-septic tank/pour flush latrines also increased statistically from 33.1% in 2004 to 60.2% in 2010. There is a statistical correlation between the social-economic status of households and the residence of households (urban, rural) with the drinking water sources used and access to improved latrines. Households with better economic status and living in urban areas have better drinking water sources (tap water) and latrines (septic tank/semi-septic tank/pour flush). However, data on the use, storage of water and the toilet was not collected and therefore analysis of the hygienic situation of households' water source and latrines is not available in this article.


Từ khóa


nước ăn uống; nước sinh hoạt; nhà tiêu; CHILILAB; drinking water; latrine

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Cục Quản lý Môi trường Y tế (2010). Báo cáo thực hiện "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007). Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam.

Tổng cục Thống kê (2009). Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008. Nhà xuất bản Thống kê, 2009.