Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm viêm gan B và viêm gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang (Epidemiological investigation of HBV and HCV infection among people in Soc Son and Lang Giang districts)

Trần Hữu Bích, Trần Vũ, Nguyễn Kim Ngân

Tóm tắt


Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) cao trên thế giới. Theo Bộ Y tế năm 2004, có khoảng 12- 16 triệu người nhiễm HBV, số người nhiễm HBV mạn tính khoảng 10 triệu người. Nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc HBV và HCV trong cộng đồng, thực trạng dự phòng viêm gan và mối liên quan giữa một số hành vi cá nhân và can thiệp y tế với tình trạng mắc HBV và HCV, hội Y tế công cộng Việt Nam cùng với Bệnh viện K đã thiết kế và triển khai một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008 trên quần thể từ 15-60 tuổi thông qua chọn mẫu xác suất nhiều giai đoạn ở hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang thuộc hai tỉnh/Thành phố Hà Nội và Bắc Giang. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HBV và HCV chung của Sóc Sơn và Lạng Giang lần lượt là 8,0% và 2,7%. Tỷ lệ nhiễm HBV và HCV ở Sóc Sơn cao hơn so với Lạng Giang, lần lượt là 9,5% so với 6,5% đối với HBV và 4,5% so với 0,5% đối với HCV. Tỷ lệ đối tượng nhiễm cả 2 vi rút Viêm gan B và C là 0,3%. Thực trạng tiêm phòng VGB tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang chưa cao (10%). Ba hành vi nguy cơ phổ biến nhất được coi là liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút Viêm gan B (VGB) và Viêm gan C (VGC) là dùng chung bơm kim tiêm (BKT), dùng chung kim châm cứu và dùng chung bàn chải đánh răng. Tại Lạng Giạng, phân tích đơn biến cho thấy, những người nhận máu có khả năng có HbsAg cao gấp 6,3 lần người không nhận máu từ người khác (OR= 6,3). Những người đã từng được phẫu thuật/ mổ xẻ có khả năng mang anti HCV cao gấp 13,4 lần so với người chưa từng được phẫu thuật/ mổ xẻ.

English abstract

Viet Nam is among the countries with high prevalence of Hepatitis B virus (HBV). According to data announced in 2004 by Ministry of Health, there were approximately 12 -16 million HBV infected people and nearly 10 million people who have to live with the chronic infection. To identify the prevalence of HBV and HCV in the community, the prevention status and related issues raised between the risk factors and two viral infection types, the Vietnam Public Health Association in close collaboration with Vietnam National Cancer Hospital have conducted a cross - sectional study in Soc Son district (Ha Noi suburban) and Lang Giang district (Bac Giang province) from August to December, 2008. The study employed a multistage random sampling of 15 - 60 years old residents in those two districts. The results reveal that the overall 15-60 year-old HBV and HCV infection prevalence in two mentioned districts was 8% and 2.7%, respectively. The proportion of HBV infection in Soc Son was evidently higher than that in Lang Giang (9.5% compared to 6.5%) while the HCV prevalence in Soc Son was 4.5% and 0.5% in Lang Giang. The proportion of people living with both HBV and HCV infection was 0.3%. Immunization rate with VGB in those two districts was pretty low - 10%. Three main risk behaviors found to be associated with HBV and HCV infection were needle sharing, acupuncture needle sharing and sharing tooth brushes. According to univariate analysis, in Lang Giang, those who were blood receivers were 6.3 times more likely to have HbsAg than those who did not receive blood (OR=6.3). Similarly, those who have ever been involved in surgery were 13.4 times more likely to have anti-HCV than those who have not.


Từ khóa


viêm gan B; viêm gan C; dịch tễ học; đường lây truyền viêm gan; nhóm nguy cơ cao; yếu tố nguy cơ lây nhiễm viêm gan; Hepatitis B; Hepatitis C; Hepatitis epidemiology; transmission of hepatitis; high risk groups; risk factors for hepatitis transmission

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Viện Vệ sinh dịch tễ TW (2004), Dịch tễ học phân tử nhiễm vi rút VGC. Báo cáo đề tài cấp bộ tháng 3/2004.

Tiêm vaccine Viêm gan B cho trẻ: Không thể trì hoãn. Đăng tải tại: http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?a rea=58&cat=1461&ID=7027. Ngày truy cập 06/10/2009

Lê Vũ Anh (1998). Bước đầu đánh giá tình trạng mang kéo dài vi rút VGB trong quần thể dân cư Hà Nội. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Hà Nội.

Châu Hữu Hầu (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm vi rút viêm gan trong cộng đồng dân cư huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Luận án PTS khoa học Y dược, Hà Nội.

Hoàng Đăng Mịch, Đỗ Trung Phần và cộng sự (2000). Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở một số nhóm đối tượng tại Hải Phòng. [Internet] [Trích dẫn ngày 03/04/2009]. [http://www.cimsi.org.vn/tapchi/TCYHVN/nam2001/bai7-2-2001.htm%5d]

Nguyễn Thu Vân (1996), Nghiên cứu sản xuất chất lượng và hiệu lực của Vac xin VGB điều chế từ huyết tương người tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ khoa học Y dược, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Khin Pyone Kyi, Myo Aye, Khin May Oo et al (2002). Prevalence of hepatitis C in healthy population and patients with liver ailments in Myanmar.

WHO (2000). Hepatitis B.

WHO (2000). Hepatitis C.

Zhannat Z Nurgalivea, F Blaine Hollinger, David Y Graham et al (2007). Epidemiology and transmission of hepatitis B and C in Kazakhtan.