Sức khỏe sinh sản và tình dục của vị thành niên và thanh niên Việt Nam: Tình hình và các chính sách (Sexual and reproductive health of Vietnamese youth: The situation and policies)

Nguyễn Thanh Hương, Hoàng Khánh Chi

Tóm tắt


Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 đã kêu gọi các tổ chức sáng lập và tăng cường các chương trình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên. Có nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề SKSS và sức khỏe tình dục (SKTD) của vị thành niên và thanh niên bao gồm tạo môi trường thuận lợi; cải thiện kiến thức, thái độ, kỹ năng, năng lực tự thân; cải thiện hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tình dục an toàn.

Nhóm tuổi trẻ ở Việt Nam nói chung được tiếp cận khá rộng rãi với các chiến dịch truyền thông cũng như các nguồn thông tin đa dạng về SKSS và SKTD. Tuy nhiên, tính chính xác của kiến thức vẫn chưa cao. Chưa tới 30% vị thành niên và thanh niên, trong cuộc điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, trả lời đúng về thời kỳ dễ thụ thai trong một vòng kinh. Thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của vị thành niên và thanh niên ngày nay đã “thoáng” hơn. Trong khi đó, mặc dù đa số người trẻ tuổi biết dùng bao cao su có thể tránh thai đồng thời tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm HIV/AIDS, nhưng có một tỷ lệ đáng kể vẫn còn có thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng bao cao su. Quan hệ tình dục trước hôn nhân và quan hệ tình dục không an toàn có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ nạo phá thai cao và không an toàn cũng khá quan ngại. Với nữ vị thành niên và thanh niên chưa có gia đình, tỷ lệ thai nghén kết thúc bằng phá thai tới 27,3%.

Cho đến nay, Chính phủ đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, những văn bản hỗ trợ vẫn cần được cải thiện và điều quan trọng là cần phải được triển khai đồng bộ và theo dõi, đánh giá một cách chặt chẽ.

 English abstract 

In 1994, the International Conference on Population and Development Program of Action called for organizations to initiate and strengthen programs to better meet the reproductive health needs of adolescents. There is an array of main program approaches in response to adolescent sexual and repro- ductive health (ASRH) including fostering an enabling environment; improving knowledge, skills, attitudes, self-efficacy; and improving health-seeking and safer sex practices. In general, young people in Viet Nam have widely accessed to communication campaigns and various sources of ASRH. However, the accuracy of their knowledge is still a concerned issue. Less than 30% of youth in Survey Assessment of Vietnamese Youth (SAVY) in 2003 answered correctly the question regarding the fertile time during a menstrual cycle. Youth nowadays are more “open” toward premarital sex. While most young people knew that condom can prevent contraception and STDs, including HIV/AIDS, a significant proportion of youth had negative attitudes toward condom use. Premarital and unsafe sex tend to increase. Among unmarried young females, 27.3% of those who had been pregnant, underwent abortions.

So far, the Government has issued a number of policies and guidelines related to health care and protection for youth in general and SRH in particular. However, many supporting documents need to be improved. It is important to have a synchronous implementation and close monitoring and evaluation.


Từ khóa


sức khỏe sinh sản; vị thành niên; bình luận; sexual and reproductive health; Vietnamese youth; policies

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Y tế (2003). Báo cáo về Vị thành niên.

Bộ Y tế (2006). Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

Bộ Y tế (2006). Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam: Báo cáo chuyên đề: Một số vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản của vị thành niên và thanh niên Việt Nam.

Dang, N (2003). Adolescents reproductive and sexual health in Vietnam: A literature survey on current situation. Emerging issues and challenges: 1995-2002. Hanoi: Vietnam.

Khuat, T. H. (2003). "Adolescent and youth reproductive health in Vietnam: Status, Issues, Policies and Programs." Research report.

Trung ương Đoàn thanh niên CS HCM, Hội đồng quản lý các chương trình dân số quốc tế, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2002). Sức khỏe sinh sản vị thành niên-Những vấn đề cần quan tâm. Nhà xuất bản Thanh niên.

Trường Đại học Y tế Công cộng (2004). Bài giảng Sức khỏe sinh sản. Nhà xuất bản Y học.

Arrow (2005). Women of the world: Laws and policies affecting their reproductive lives. . New York, , C.f.R Rights. Asian-Pacific Resource and Research centre for Women.

Belanger, D. and T. H. Khuat (1998). "Young single women using abortion in Hanoi, Vietnam." Asia Pac Popul 13: 3-26.

Bondurant, A., S. Hendercon, et al. (2003). Addressing the Reproductive Health Needs and rights of Young People since ICPD: The contribution of UNFPA and IPPF, Vietnam. Country Evaluation Report. Hanoi, UNFPA.

ICPD (1994). International Conference on Population and Development (ICPD). Programme of Action. New York, United Nations Population Division, Department for Economic and Social Information and Policy Analysis.

Senderowitz, J. (2000). A Review of Program Approaches to Adolescent Reproductive Health.

Mensch, B., W. Clark, et al. (2003). "Adolescents in Vietnam: Looking beyond reporductive health." Stud Fam Plann 34: 249-262.

UNFPA (2003). "Baseline survey in 12 provinces."

WHO-Western Pacific Region (2005). Sexual and Reproductive Health of Adolescents and Youth in Vietnam: A review of Literature and Projects 1995-2002.

WHO. (2007). "ReproductivenHealth-Definition." Retrieved 15/4, 2008, from http://www.rho.org/html/definition_htm.

Youth Union (2006). Behavior change communication strategy to strengthen adolescents and youth reproductive health (under the Reproductive Health Initiative for Youth and Adolescents in Asia Program – RHIYA in Vietnam within the framework of project RAS/03/P51: Advocacy and Behaviour Change Communication).