Thấp còi, nhẹ cân và thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trên học sinh 11- 14 tuổi tại huyện Phổ Yên, Thái Nguyên (Stunting, underweight, and anaemia are the significant public health problems in secondary school children in Pho Yen district, Thai Nguyen province)

Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân, Nguyễn Công Khẩn

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và thiếu máu trên học sinh 11-14 tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 11/2006 thu thập số liệu về cân nặng, chiều cao trên 2.790 học sinh (nam/nữ= 50,8%/ 49,2%). Xét nghiệm hàn lượng Hemoglobin huyết thanh được tiến hành trên 140 học sinh nữ. Tiêu chuẩn đánh giá thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu dựa theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả: Tùy lứa tuổi, tỷ lệ thấp còi dao động từ 31,9- 43,0% (nam) và 37,8- 48,4% (nữ); tỷ lệ nhẹ cân dao động 27,5- 46,0% (nam) và 30,4- 36,2% (nữ). Từ 11- 13 tuổi, tỷ lệ thấp còi tăng 5,6%/ năm (nam) và 5,3%/ năm (nữ). Tỷ lệ thiếu máu trên học sinh nữ là 27,9%, cao nhất ở lứa 13 tuổi chiếm 43,9%. Kết luận: Thấp còi, nhẹ cân, và thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng trên học sinh trung học cơ sở tại Phổ Yên, Thái Nguyên.

English abstracts

Objective: To assess the prevalence of stunting, underweight, and anaemia in 11-14 year-old school children in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Method: A cross-sectional study was undertaken in November 2006 to collect body weight, height in 2,790 school children (male/female = 50.8%/49.2%). Serum haemoglobin concentration was collected in 140 female subjects. Stunting, underweight, and anaemia were defined according to the recommendation of WHO. Results: Depending on age groups, prevalence of stunting ranged from 31.9-43.0% (male) and 37.8- 48.4% (female); prevalence of underweight ranged from 27.5-46.0% (male) and 30.4-36.2% (female). Between the age of 11 and 13 years, prevalence of stunting increased by 5.6% (male) and 5.3%/year (female). The prevalence of anaemia in female school children was 27.9%; the highest prevalence was found at the age of 13 years - 43.9%. Conclusion: Stunting, underweight, and anaemia are the significant public health problems in secondary school children in Pho Yen district, Thai Nguyen province.


Từ khóa


thấp còi; nhẹ cân; thiếu máu; học sinh; Hemoglobin; stunting; underweight; anaemia; school children; haemoglobin

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2003). Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: 1-773.

Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Xuân Ninh, Nghiêm Nguyệt Thu, Đào Tố Quyên, Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2000). Diễn biến tình hình thể lực của học sinh một số trường tiểu học Hà Nội từ 1995-1998. Trong cuốn Một số công trình

nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: 77-85.

Lê Thị Hợp (1995). Theo dõi sức khỏe thể lực và sức khỏe trẻ em theo chiều dọc từ sơ sinh đến 13 tuổi tại Hà Nội. Luận án thạc sĩ y học, Đại học tổng hợp Jakarta, Indonesia.

Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân, Nguyễn Công Khẩn (2007). Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 11-14 tuổi tại 6 trường trung học cơ sở, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2005. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 3 (1): 14-20.

Nguyễn Quang Dũng, Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Công Khẩn và cs (2007). Tình trạng dinh dưỡng, cấu trúc cơ thể trên học sinh 11-14 tuổi đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể, phần trăm mỡ cơ thể và mối liên quan giữa hai chỉ số. Tạp chí Y học dự phòng, 17 (6): 36-42.

Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2007). Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học toàn quốc hội y tế công cộng Việt Nam lần thứ 4; 5/12/2007; Hà Nội, Việt Nam: 109-122.

Nguyễn Chí Tâm (1996). Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở học sinh 11-14 tuổi tại một xã vùng nông thôn. Luận án thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội.

Phạm Ngọc Khái, Đặng Văn Nghiễm (2004). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7-15 tuổi sau 10 năm ở nông thôn ven biển và nội đồng tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học dự phòng, 14 (4): 58-62.

Trần Thị Lụa, Lê Thị Hợp, Bùi Tố Loan và cs (2003). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, xác định tuổi dậy thì ở thiếu nữ (11-17 tuổi) tại hai vùng thành phố và nông thôn. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2 (2): 36-40.

Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Kim Hưng, Trần Thị Hồng Loan và cs (2006). Diễn biến tình trạng thể lực của trẻ em và thanh thiếu niên thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 1999-2005. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2 (1): 23-28.

Ivanovic D, Del P Rodriguez M, Perez H, Alvear J, Diaz N, Leyton B, Almagia A, Toro T, Urrutia MS, Ivanovic R (2007). Twelve-year follow-up study of the impact of nutritional status at the onset of elementary school on later educational situation of Chilean school-age children. Eur J Clin Nutr; [Epub ahead of print].

Moran VH (2007). Nutritional status in pregnant adolescents: a systematic review of biochemical markers. Matern Child Nutr. 3: 74-93.

Suliga E (2006). Nutritional status and dietary habits of urban and rural Polish adolescents. Anthropol Anz. 64: 399-409.

Toteja GS, Singh P, Dhillon BS, et al. (2006). Prevalence of anemia among pregnant women and adolescent girls in 16 districts of India. Food Nutr Bull. 27: 311-5.

World Health Organization (1995). Physical status: the use and interpretation of anthropometry. Report of a WHO Expert Committee. Geneva: World Health Organ Tech Rep Ser 854:1-452.

World Health Organization (2001). Iron Deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control. A guide for programme managers:1-114