Một số đặc điểm dịch tễ học thảm họa tự nhiên tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011 (Some epidemiological characteristics of natural disasters in Vietnam during 2002-2011)

Vũ Thị Mai Trang, Hà Văn Như

Tóm tắt


Bài báo này trình bày kết quả phân tích số liệu về thảm họa tự nhiên (THTN) được lưu trữ tại Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (BCĐ PCLBTW) nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học THTN tại Việt Nam từ 2002 đến 2011. Kết quả: trong tổng số 436 trường hợp THTN được báo cáo, bốn loại thảm họa tự nhiên thường gặp nhất gồm: lốc (56,2%); lũ quét (21,3%); lũ lụt (12,2%) và bão (8,3%). Lũ quét xảy ra chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (72%) và tập trung nhiều vào tháng 7 (46,2%). Lốc xảy ra nhiều nhất vào tháng 4 (33%); bão xảy ra nhiều nhất vào tháng 9 (48,6%) và lũ lụt tập trung vào tháng 10, 11 (51,8%). Việc xác định xu hướng của THTN còn gặp khó khăn do thời gian nghiên cứu chưa đủ dài (10 năm), thông tin trong các báo cáo chưa đầy đủ, chưa chi tiết về thời gian và địa điểm xảy ra thảm họa. Để khắc phục những hạn chế này, quy định ghi chép và báo cáo về THTN chung cần được chỉnh sửa để có nhiều thông tin cần thiết và áp dụng thống nhất trong cả nước.

English abstract

This report is based on the analysis of available data included in the database of the Central Committee for Flood and Storm Control (CCFSC) to describe some epidemiological characteristics of natural disasters in Vie Nam from 2002 to 2011. Results: from 2002-2011, a total of 436 natural disasters, including 245 cyclones (56.2%), 93 flash floods (21.3%), 53 floods (12.2%), 36 typhoons (8.3%) and 9 others were reported. Flash floods occurred more regularly in the mountainous provinces of Northern Vietnam (72%). Thirty-three percent of tornado occurred in April; 46.2% of flash floods occurred in July; 48.6% of typhoons occurred in September; and 51.8% of floods occurred in October and November. It was difficult to identify the trends of natural disasters, due to the incomplete and/or non-detail information reported in the database. Therefore, recording and reporting system should be improved. Recording and reporting templates should be applied throughout the country. Studies on the epidemiology of disasters should be carried out in various regions across the country.


Từ khóa


thảm họa tự nhiên; lốc; lũ quét; bão; lũ lụt; Việt Nam; natural disaster; flash flood; typhoon; flood; Vietnam

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bộ Y tế (2007), Báo cáo kết quả nghiên cứu hoạt động y tế khi có thiên tai, thảm họa tại 19 tỉnh, thành phố giai đoạn 1996-2006.

Đặng Văn Chính (2008), Hậu quả sức khỏe của lũ lụt ở miền Trung Việt Nam năm 2003-2004, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Văn Như (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học của lũ quét tại Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến 2008, Tạp chí Y tế công cộng, số 21, tr. 32-36.

Hà Văn Như (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học của những trường hợp tử vong và chấn thương do lũ quét năm 2005 tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái, Tạp chí y học thực hành, số 10(788), tr. 22-26.

Hà Văn Như (2011), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tử vong do lũ quét tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2008, Tạp chí y học thực hành, số 7(773), tr. 66-69.

Hà Văn Như và Trần Nữ Quý Linh (2011), Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân và hoàn cảnh tử vong liên quan đến lũ lụt trên thế giới, Tạp chí y học thực hành, số 8(778), tr. 65-68.

Tài liệu tiếng Anh

Asian Disaster Reduction Center (ADRC) (2011), Natural Disaster Data Book 2011 (An Analytical Overview). p. 5.

Center for Research on the Epidemiology of Disaster (CRED) (2013), Newsletter Issue CRED CRUNCH, (31).

Center for Research on the Epidemiology of Disasters (CRED) (2004), Thirty years of natural disasters 1997-2003: The numbers.

Guha-Sapir Debby et al (2011). Annual Disaster Statistical Review 2011: The numbers and trends.