Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016

Anh Lê Trần, Ánh Đỗ Ngọc, Minh Phạm Văn

Tóm tắt


Tình hình vệ sinh môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến lưu hành bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do các tác nhân sinh vật như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… gây ra. Nghiên cứu phát hiện những hạn chế về điều kiện vệ sinh góp phần đề ra những giải pháp phù hợp là rất cần thiết. Phương pháp: điều tra 211 chủ hộ tại xã Kim Đông, Kim Tân (huyện Kim Sơn), xã Khánh Thủy, Khánh Thành (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) năm 2016. Kết quả: các loại nguồn nước chính là nước giếng khoan (77,25%), nước mưa (62,09%). Tỷ lệ dùng nước máy thấp (36,02%); tỷ lệ dùng nước máy ở huyện Kim Sơn (27,18%) thấp hơn so với huyện Yên Khánh (44,44%). 80,57% nhà có hố xí tự hoại, 9% có hố xí 2 ngăn. Vẫn còn 10,43% nhà có hố xí chưa hợp vệ sinh; tỷ lệ này ở huyện Kim Sơn cao hơn huyện Yên Khánh. 59,24% hộ có ao nuôi cá. Tỷ lệ hộ có ao nuôi cá ở Yên Khánh cao hơn ở Kim Sơn. Vẫn còn một số hộ sử dụng phân người (1,9%) hoặc phân động vật (9%) nuôi cá. 70,14% hộ nuôi chó, 61,61% hộ nuôi mèo, 43,60% hộ nuôi lợn. Tỷ lệ chó, mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp (6,16 và 1,9%). 41,23% hộ sử dụng thớt riêng trong chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Kết luận và kiến nghị: cần tăng cường đầu tư nguồn nước và hố xí hợp vệ sinh hơn nữa, đặc biệt tại huyện Kim Sơn. Cần tăng cường truyền thông về một số hành vi phòng bệnh như không dùng phân người, động vật nuôi cá; quản lý phân động vật hay dùng thớt riêng trong chế biến thức ăn

Từ khóa


vệ sinh, nước, nhà tiêu.

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Lê Văn Căn (2005), “Những kết quả đạt được sau một chặng đường thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn”, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1, tr. 28-29.

Nguyễn Chí (2007), “Thực trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở nông thôn, Tài nguyên và môi trường”, tháng 4; tr 38; 45.

Trần Đáng, Đặng Duy Quý, Đào Văn Dũng (2006), “Tập quán sinh hoạt của người dân xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, Ninh Bình ảnh hưởng đến sức khoẻ”, Y học thực hành, tập 534, số 1, trang 40-42.

Trần Đáng, Đặng Duy Quý, Đào Văn Dũng (2006), “Tập quán vệ sinh ăn uống ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, Ninh Bình”, Y học thực hành, số 2, trang 66-68.

Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định, Hoàng Thị Diệu Hương và CS (2005), “Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế năm 2004 – 2005”, Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 4, tr. 75 – 81.

Đỗ Thái Hòa, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Văn Mạn, Lê Cự Linh (2006), Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại xã Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa. Y học thực hành, 536 (3), trang 56-58.

Hà Duy Ngọ, Tạ Huy Thịnh (2005), Một số kết quả điều tra về bệnh sán lá gan nhỏ ở sáu xã thuộc hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất, 789 – 792.

Đào Ngọc Phong, Khamsida Somsanouk, Le Kim Oanh, Đào Thị Minh An (2004), “Các yếu tố vệ sinh môi trường và bệnh tiêu chảy tại cộng đồng”, Thông tin y dược, 6, tr. 36-39.

Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Hồng Chiên, Nguyễn Văn Phương (2012), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ do Clonorchis sinensis”, Khoa học và phát triển, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 10, số 1, 2012, 142 – 147.

Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương 2013), Dịch tễ học (giáo trình giảng dạy sau đại học), Nxb. Y học, Hà Nội, 2013.

Tiếng Anh

Bruschi, F. (Ed.). (2014). Helminth Infections and their Impact on Global Public Health. Vienna: Springer. http://doi.org/10.1007/978-3-7091-1782-8

Conlan, J., Sripa, B., Attwood, S., & Newton, P. (2011). A review of parasitic zoonoses in a changing Southeast Asia. Et Parasitol., 182(1), 22–40. http://doi.org/10.1016/j.vetpar.2011.07.013. Epub 2011 Jul 12.

Crompton, D. W. T., & Savioli, L. (2006). Handbook of Helminthiasis for Public Health. London, England: Taylor & Francis CRC Press.

Fan, S., Shi, X., Niu, J., Lin, Z., & Li, L. (2014). [Investigation on Clonorchis sinensis infection and its risk factors in Futian District, Shenzhen City]. [Article in Chinese]. [Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi], 26(6), 699–700.

Lin, R., Li, X., Lan, C., Yu, S., & Kawanaka, M. (2005). Investigation on the epiemiological factors of Clonorchis sinensis infection in an area of south China. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 36, 1114–1117.

Lo, T., Chang, J., Lee, H., & Kuo, H. (2013). Risk factors for and prevalence of clonorchiasis in Miaoli County, Taiwan. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 44(6), 950–8.

Molyneux D. (2006), Control of Human Parasitic Diseases, (Advances in Parasitology), Volume 61. Academic Press

Murrell, K. D., & Fried, B. (Eds.). (2007). Food-Borne Parasitic Zoonoses Fish and Plant-Borne Parasites Series: World Class Parasites, Vol. 11. New York: Springer.

Santarem VA, Rubinsky-Elefant G, Ferreira MU. “Soil-transmitted helminthic zoonoses in humans and associated risk factors”. In: Pascucci S, editor. Soil contamination. Rijeka: InTech; 2011, p. 43-66