Nghiên cứu trường hợp đánh giá cải thiện điều kiện lao động theo chương trình WISH tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định

Sinh Đỗ Minh, Mai Vũ Thị Thúy

Tóm tắt


Điều kiện lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy điều kiện lao động tại các làng nghề đang tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá cải thiện điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng không có nhóm chứng được triển khai từ 2015-2016 trên 20 hộ gia đình sản xuất tái chế nhôm tại làng Bình Yên tỉnh Nam Định. Chương trình WISH được sử dụng để can thiệp cải thiện điều kiện lao động. Phương pháp quan sát hiện trường bằng bảng kiểm được áp dụng để theo dõi sự thay đổi. Kết quả cho thấy sau 12 tháng can thiệp tỷ lệ thực hiện cải thiện điều kiện lao động thành công đạt 69,8%. Trong đó cao nhất là nhóm môi trường lao động đạt 75,7%, thấp nhất là nhóm thiết kế nơi làm việc cũng đạt 58,8%. Cần triển khai chương trình WISH trên quy mô rộng hơn đồng thời nghiên cứu đánh giá sự thay đổi các chỉ số sức khỏe của người lao động.

Từ khóa


làng nghề, tái chế kim loại, người lao động, điều kiện lao động.

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Cục An toàn Vệ sinh lao động-Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo kết quả dự án "Thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động nhằm cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở Việt Nam".

Đào Phú Cường (2012), Điều kiện lao động và giải pháp cải thiện tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.

Dương Xuân Điệp (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Nguyễn Thị Liên Hương (2005), "Nghiên cứu điều kiện làm việc và sức khỏe người lao động một số làng nghề", Tạp chí Y học thực hành. 10, tr. 39-43.

Nguyễn Thị Liên Hương (2012), Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Cục Quản lý môi trường y tế.

Vũ Minh Phượng (2003), Khảo sát điều kiện lao động và tình hình sức khỏe của người lao động làng nghề Đại Bái-Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

Tiếng Anh

T Ebara et al. (2007), "Impact of ISO/TS 20646-1 "Ergonomic procedures for the improvement of local muscular workloads" on work-related musculoskeletal disorders", Ind Health. 45(2), page 256-267.

Jarucha Kaphuthin (2011), "Application of wish technique in improving working condition safety and health of informal workers in Muang District,Surin Province", Journal of Preventive Medicine Association of Thailand. 1(1), page 45-57.

Tsuyoshi Kawakami, Sara Arphorn and Yuka Ujita (2006), Work improvement for safe home, International Labour Organization, Thailand.

S Krungkraiwong, T Itani and R Amornratanapaichit (2006), "Promotion of a healthy work life at small enterprises in Thailand by participatory methods", Ind Health. 44(1), page 108-111.

Aniruth Manothum and Jittra Rukijkanpanich (2010), "A participatory approach to health promotion for informal sector workers in Thailand", J Inj Violence Res. 2(2), page 111-120.

Inese Mârtiòsone et al. (2010), "Possible hazards of work environment in metal processing industry in Latvia", Proceedings of the Latvian academy of sciences. 64, page 61-65.

Jian Shuai et al. (2014), "Assessing the effects of an educational program for the prevention of work-related musculoskeletal disorders among school teachers", BMC Public Health. 14(1), page 1211.

H. Takeyama et al. (2006), "A case study on evaluations of improvements implemented by WISE projects in the Philippines", Ind Health. 44(1), page 53-7.