Thực trạng đau mỏi cơ xương khớp và một số yếu tố liên quan ở người lao động tái chế nhôm sản xuất theo hộ cá thể

Đỗ Minh Sinh, Vũ Thị Thúy Mai

Tóm tắt


Đau mỏi cơ xương khớp là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở người lao động tái chế kim loại. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình trạng đau mỏi cơ xương khớp của người lao động và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng này. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 người được lựa chọn ngẫu nhiên từ 1003 lao động làm việc tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định. Phỏng vấn trực tiếp đối tượng về tình trạng đau mỏi xương - khớp bằng thang đo Standardised Nordic Questionnaires (SNQ), chụp ảnh và đánh giá tư thế lao động theo Ovako Working Posture Assessment System (OWAS). Kết quả cho thấy tình trạng đau mỏi cơ xương khớp trong 4 tuần trước phỏng vấn của đối tượng khá phổ biến với các biểu hiện như đau mỏi cổ, đau mỏi lưng, đau mỏi vai, gáy, đau khuỷu tay và đau đầu gối với tỷ lệ dao động từ 4,9-18,3%. Các yếu tố có liên quan đến nguy cơ đau mỏi xương - khớp gồm tư thế lao động bất lợi, tuổi nghề và bệnh cơ - xương - khớp kèm theo.

Từ khóa


đau mỏi cơ xương khớp, người lao động, tái chế nhôm

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Jain PK. Recycling of metal scraps - a positive concept leading to augmentation of reserve base. Miner Econ. 2012;25:45–51.

Điện NT. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam [Luận án tiến sĩ], Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 2016.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam. 2008.

A. A. Adaramodu, A. O.Osuntogun, Ehi-Eromosele. Heavy Metal Concentration of Surface Dust Present in E-Waste Components: The Westminister Electronic Market, Lagos Case Study. Resources and Environment. 2012;2(2).

Gangopadhyay S, Ghosh T, Das T, Ghoshal G, Das BB. Prevalence of Upper Limb Musculo Skeletal Disorders among Brass Metal Workers in West Bengal, India. Industrial Health. 2007;45:365–370.

Chan AHS, Leung PCT. Occupational Safety and Health Problems of Workers in Hong Kong Recycling Industries – A Preliminary Ergonomic Study. Proceedings of the international MultiConference of Engineers and Computer Scientists 2011.

Thiện TV. Thực trạng ô nhiễm môi trường, sức khỏe người lao động và hiệu quả biện pháp can thiệp tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh [Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng], Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; 2016.

Cường ĐP. Điều kiện lao động và giải pháp cải thiện tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tỉnh Nam Định [Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng], Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương; 2012.

Kuorinka I, Jonsson B, Kilbom A, et al. Standardised Nordic questionnaires for the analysis of musculoskeletal symptoms. Appl Ergon. 1987;18(3):233-237.

Karhu O, Kansi P, Kuorinka I. Correcting working postures in industry: A practical method for analysis. Appl Ergon. 1977;8(4):199-201.

Lee T-H, Han C-S. Analysis of working postures at a construction site using the Owas method. International Journal of Occupational Safety and Ergonomics. 2013;19(2):245–250.

Swann J. Good positioning: the importance of posture. Nursing & Residential Care. 2009;11(9):467-469.

Bern SH, Brauer C, Møller KL, et al. Baggage handler seniority and musculoskeletal symptoms: is heavy lifting in awkward positions associated with the risk of pain? BMJ Open. 2013;3(11):e004055.