Thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018

Nguyễn Đình Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Minh Đức, Nguyễn Hằng Nguyệt Vân, Phạm Quốc Thành

Tóm tắt


* Thông tin chung: Già hóa dân số đang trở thành xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam. Tính đến năm 2018, số lượng người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam là hơn 10 triệu người. Ở Việt Nam chất lượng cuộc sống người cao tuổi là một vấn đề còn tương đối mới.

* Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1900 NCT nhằm mô tả thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018 thông qua bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống (CLCS) NCT.

* Kết quả: 2/3 NCT mắc ít nhất một bệnh mãn tính. Điểm trung bình CLCS là 7 điểm (226.6 ± 25.4), đạt mức trung bình. Điểm CLCS thấp nhất ở khía cạnh kinh tế và cao nhất ở khía cạnh tinh thần, đây cũng là khía cạnh duy nhất đạt mức cao. Đa số NCT có điểm CLCS xếp hạng ở mức trung bình (77,8%), 9,4% xếp hạng cao và 12,8% xếp hạng thấp. CLCS có xu hướng giảm khi nhóm tuổi tăng. Đa số người cao tuổi hài lòng về các khía cạnh của CLCS, tuy nhiên khoảng 50% NCT không hài lòng về sức khỏe và khả năng lao động của bản thân. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thử nghiệm và triển khai mô hình can thiệp giúp nâng cao CLCS người cao tuổi trong giai đoạn tiếp theo.

* Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018 đạt mức trung bình.

 


Từ khóa


Người cao tuổi, chất lượng cuộc sống, Chi Linh, Kim Bôi, Hải Dương, Hòa Bình

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Lê Minh Hoàng. Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 2011.

Tổng cục Dân số. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015. 2015.

Tổng cục Dân số. Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049, Hà Nội. 2011.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam VNAS năm 2011 - Các kết quả chủ yếu. 2012.

Quốc hội. Luật người cao tuổi. 2009.

Van Minh H, Ng N, Byass P, Wall S. Patterns of subjective quality of life among older adults in rural Vietnam and Indonesia. Geriatrics & gerontology international. 2012;12(3):397-404.

Whoqol Group. Development of the World Health Organization WHOQOL-BREF quality of life assessment. Psychological medicine. 1998;28(3):551-558.

Đàm Viết Cương. Một số phát hiện chính của nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí chính sách y tế. 2007.

Dương Huy Lương, Phạm Ngọc Châu. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở huyện nông thôn miền bắc Việt Nam. Tạp chí y học thực hành. 2010;712(4):9-11.

Kiều Thị Xoan. Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội năm 2012, Đại học Y tế công cộng; 2012.

Hà Diệu Linh. Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2013. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng. 2012.