Kiến thức - thái độ - thực hành về phòng chống rắn độc cắn của người dân tại phường Thủy Xuân và phường Thủy Biều, Thành phố Huế

Trần Văn Vui, Nguyễn Thị Đăng Thư, Nguyễn Hoàng Lan

Tóm tắt


Mở đầu: Rắn độc cắn là nguyên nhân quan trọng nhất trong số các trường hợp nhiễm nọc độc do động vật, là vấn đề sức khỏe cộng đồng chưa được chú trọng ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Mục tiêu: 1) Khảo sát KAP về phòng chống rắn độc cắn của người dân tại phường Thủy Xuân và phường Thủy Biều, thành phố Huế. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến KAP của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 người dân bằng cách phòng vấn trực tiếp các đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc và sử dụng test Chi bình phương để kiểm định các yếu tố liên quan.

Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đạt về phòng chống rắn độc cắn lần lượt là 22,6%; 57,9% và 8,4%. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân lần lượt có liên quan đến giới (p<0,001), nghề nghiệp (p<0,001) và trình độ học vấn (p<0,001); nhóm tuổi (p=0,037), nghề nghiệp (p=0,042) và trình độ học vấn (p=0,002); nghề nghiệp (p<0,001) và trình độ học vấn (p<0,001).

Khuyến nghị: KAP về phòng chống rắn độc cắn của người dân còn khá hạn chế. Do đó, cần có các lớp bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết về phòng chống rắn độc cắn cho người dân.

Từ khóa


KAP; Rắn cắn; Phòng chống rắn độc cắn; Huế.

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Vũ Văn Đính và Nguyễn Kim Sơn (1998), Thông báo về bệnh nhân rắn độc nhập viện Khoa săn sóc tăng cường A9 - BV Bạch Mai, Tài liệu tóm tắt Hội nghị về rắn độc và điều trị nạn nhân rắn độc, tr 61, TP. Hồ Chí Minh.

Vũ Văn Đính và Cs (2004), Rắn độc, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học, tr. 433 – 437, Hà Nội.

Vũ Văn Đính (2005), Rắn độc cắn, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, tr. 399 – 407, Hà Nội.

Hạ Hiền. Suckhoedoisong.vn. Tra cứu sức khỏe. Cách đúng sơ cứu khi bị rắn cắn. Xuất bản ngày 19 tháng 6 năm 2015. Có thể tìm kiếm tại liệu này tại địa chỉ https://suckhoedoisong.vn/cach-dung-so-cuu-khi-bi-ran-can-n99135.html, truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.

Trần Thị Mai Liên và Cs (2015), Kiến thức, thái độ, thực hành về việc phòng chống rắn lục đuôi đỏ của người dân thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y Dược học, Số đặc biệt, tr. 130-136, Huế.

Chincholikar SV, Bandana P, Swati R (2014), Awareness of Snake bite and its first aid management in rural areas of Maharashtra, Indian J Comm Health, 26(3), pp. 311-315.

Halesha BR (2013), A study on the clinico-epidemiological profile and the outcome of snake bite victims in a tertiary care centre in southern India, J Clin Diagn Res, 7(1), pp. 122-6.

Mohapatra B et al (2011), Million Death Study Collaborators, Snakebite mortality in India: a nationally representative mortality survey, PloS Negl Trop Dis, 5(4), pp. 1018.

Pathak I et al (2017), Knowledge, attitude and practice regarding snakes and snake bite among rural adult of Belagavi, Karnataka, Int J Community Med Public Health, 4(12), pp. 4527-4531.

Vongphoumy Inthanomchanh et al (2016), Assessment of knowledge about snakebite management amongst healthcare providers in the provincial and two district hospitals in Savannakhet Province, Lao PDR, Nagoya J. Med. Sci, 79, pp. 299 – 311.

WHO (2010), Guidelines for management of snakebites in the Regional Office for South - East Asia, New Delhi.

WHO (2017). Snakebites envenoming. Có thể tìm kiếm tài liệu này tại địa chỉ http://www.who.int/snakebites/disease/en, truy cập ngày 22/3/2017.