Tác dụng của phong thái lãnh đạo theo kiểu tiếp cận trao đổi và chuyển biến lên động lực làm việc và gắn kết nguồn nhân lực tại các Bệnh Viện công lập

Phan Cảnh Pháp, Huỳnh Chí Dũng, Mai Ngọc Khương

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Có rất nhiều yếu tố, nhiều phong cách lãnh đạo tác động đến động lực làm việc và sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo theo kiểu tiếp cận trao đổi và chuyển biến có tác động, mức độ và chiều hướng tác động của nó đến động lực làm việc và sự gắn kết của nhân viên y tế tại các bệnh viện công để đưa ra hàm ý quản trị.

Phương pháp: Nghiên cứu định lượng, mô tả cắt ngang; xử lý số liệu bằng phần mềm Smart PLS 3.0 với số lượng mẫu là 938 nhân viên y tế tại 5 bệnh viện công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện Bootstrapping không tham số  2.000 lần lặp lại để kiểm định thang đo, mô hình cấu trúc và các giả thuyết. 

Kết quả: Yếu tố Thưởng theo thành tích (0.170) và Kích thích trí tuệ (0.179) tác động tích cực đến Động lực làm việc, 2 yếu tố tác động tiêu cực đến Động lực làm việc là Phong cách lãnh đạo tự do (-0.308) và Ảnh hưởng lý tưởng hành vi (-0.150). Chỉ có yếu tố Thưởng theo thành tích (0.184) là có tác động tích cực lên Sự gắn kết của nhân viên y tế tại các bệnh viện công lập. Nghiên cứu cũng cho thấy có tác động tích cực với mức độ khá mạnh của Động lực lên Sự gắn kết (0.400). Thưởng theo thành tích là yếu tố có tác động tích cực đến cả Động lực làm việc và Sự gắn kết, Phong cách lãnh đạo tự do tác động tiêu cực đến Động lực là việc với mức độ mạnh nhất.

Khuyến nghị: Người lãnh đạo cần ưu tiên quan tâm việc Thưởng theo thành tích trong hoạt động lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo tự do và Ảnh hưởng lý tưởng hành vi có tác động tiêu cực đến động lực làm việc người lãnh đạo nên tránh sử dụng các hành vi này.

Từ khóa


lãnh đạo trao đổi, lãnh đạo chuyển hóa, động lực làm việc, sự gắn kết trong công việc

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Jangsiriwattana T. The relationship between transformational and transactional leadership: employee perceptions of organizational performance and work engagement. J Int Acad Case Stud. 2019;25(3):1-10. http://search.proquest.com/docview/2329226598/.

Dung NTP. Xây dựng thang đo động lực làm việc của nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 2012;22b:145-154.

Porter LW, Mowday RT, Steers RM. The measurement of organizational commitment. J Vocat Behav. 1979;14(2):224-247.

Bass, Riggio. Transformational Leadership. Psychology press; 2006.

Bass, Avolio. Full Range Leadership Development: Manual for the Multifactor Leadership Questionnaire. Mind Garden; 1997.

Masi RJ, Cooke RA. Effects of Transformational Leadership on Subordinate Motivation, Empowering Norms, and Organizational Productivity. Int J Organ Anal. 2000;8(1):16-47. doi:10.1108/eb028909

Bustasar S&, Nugroho KUZ. The Relationship between Motivation, Engagement and Performance of Employee. 2019;(October). doi:10.2991/icetep-18.2019.19

Zainuddin ZB, Zailani S, Govindan K, Iranmanesh M, Amran A. Determinants and outcome of a Clean Development Mechanism in Malaysia. J Clean Prod. 2017;142(March):1979-1986. doi:10.1016/j.jclepro.2016.11.086

Hair Jr JF, Sarstedt M, Hopkins L, Kuppelwieser VG. Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). Eur Bus Rev. 2014.

Hair JF, Anderson RE, Babin BJ, Black WC. Multivariate data analysis: A global perspective (Vol. 7). 2010.