Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2020 - 10.53522/ytcc.vi55.210523

Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Thái Sơn

Tóm tắt


Thông tin chung: Kiệt sức nghề nghiệp (KSNN) là hiện tượng cạn kiệt cảm xúc trong công việc, dẫn đến tư duy công việc không hiệu quả do bị căng thẳng trong thời gian dài. KSNN ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) và hiệu quả chăm sóc người bệnh. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức ở bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng 1 ở Việt Nam.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 226 bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng 1 ở Việt Nam từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2020.

Kết quả: NVYT là nữ có tỉ lệ kiệt sức cao hơn so với nam (OR=1,29). NVYT theo công giáo (OR=1,25) và có trình độ Trung cấp (OR=1,43) có tỉ lệ KSNN cao hơn so với nhóm chứng. Khối cấp cứu-hồi sức có tỷ lệ kiệt sức cao hơn khối ngoại (OR= 1,27). NVYT làm thêm chuyên môn ngoài giờ (OR=1,27), làm ca 16h (OR=1,24), trực đêm 2-3 lần/tuần (OR=1,41), liên hệ công việc ngoài giờ hành chính (OR=1,35) và làm bệnh án (OR=1,41) có tỉ lệ KSNN cao hơn so với các nhóm còn lại.  

Kết luận: Nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa KSNN và giới tính, tôn giáo và trình độ học vấn. Khối chuyên môn, làm thêm chuyên môn ngoài giờ, ca làm việc, tấn suất trực đêm, liên hệ ngoài giờ và đảm nhận công việc hành chính cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kiệt sức của NVYT.

Từ khóa


Nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng, kiệt sức nghề nghiệp

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Reith, P. T. Burnout in United States Healthcare Professionals: A Narrative Review. Cureus. 2018;10(12)

Freudenberger, J. H. Staff Burn-Out. Journal of Social Issues. 1974;30(1):159-65.

Maslach, C., Schaufeli, B. W, Leiter, P. M. Job burnout. Annual review of psychology. 2001;52:397-422

De Hert S. Burnout in Healthcare Workers: Prevalence, Impact and Preventative Strategies. Local Reg Anesth. 2020;13:171-183. Published 2020 Oct 28. doi:10.2147/LRA.S240564

Nguyen, T. HT, Kitaoka, K., Sukigara, M., et al. Burnout Study of Clinical Nurses in Vietnam: Development of Job Burnout Model Based on Leiter and Maslach's Theory. Asian Nursing Research. 2018;12(1):42-9

Balch, M. C, Oreskovich, R. M, Dyrbye, N. L, et al. Personal consequences of malpractice lawsuits on American surgeons. Journal of the American College of Surgeons. 2011;213(5):657-67.

Welp, A., Meier, L. L, Manser, T. Emotional exhaustion and workload predict clinician-rated and objective patient safety. Frontiers in psychology. 2014;5:1573

Leiter, P. M, Maslach, C. Nurse turnover: the mediating role of burnout. Journal of nursing management. 2009;17(3):331-9.

Shanafelt, T., Sloan, J., Satele, D., et al. Why do surgeons consider leaving practice? Journal of the American College of Surgeons. 2011;212(3):421-2

Chou, P. L, Li, Y. C, Hu S. Job stress and burnout in hospital employees: Comparisons of different medical professions in a regional hospital in Taiwan. BMJ open. 2014;4:e004185.

Williams, S. E, Konrad, R. T, Linzer, M., et al. Physician, practice, and patient characteristics related to primary care physician physical and mental health: results from the Physician Worklife Study. Health services research. 2002;37(1):121-43.

West, P. C, Dyrbye, N. L, Shanafelt, D. T. Physician burnout: contributors, consequences and solutions. Journal of internal medicine. 2018;283(6):516-29

Wickramasinghe, D. N, Dissanayake, S. D, Abeywardena, S. G. Validity and reliability of the Maslach Burnout Inventory-Student Survey in Sri Lanka. BMC Psychology. 2018;6(1):52

McMurray, E. J, Linzer, M., Konrad, R. T, et al. The work lives of women physicians results from the physician work life study. The SGIM Career Satisfaction Study Group. Journal of general internal medicine. 2000;15(6):372-80

Langballe, M. E, Innstrand, T. S, Aasland, G. O, et al. The predictive value of individual factors, work-related factors, and work–home interaction on burnout in female and male physicians: a longitudinal study. Stress and Health. 2011;27(1):73-87

Koenig, G. H. Research on religion, spirituality, and mental health: a review. Canadian journal of psychiatry Revue canadienne de psychiatrie. 2009;54(5):283-91.

Shanafelt, D., Boone, S., Tan, L., et al. Burnout and satisfaction with work-life balance among US physicians relative to the general US population. Archives of internal medicine. 2012;172(18):1377-85

Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phạm Thanh Hải. Nghiên cứu tình trạng kiệt sức (burnout) của điều dương viên lâm sàng tại bệnh viện Việt Tiệp, Thành phố Hải Phòng năm 2019. Tạp chí Y Học Dự Phòng. 2019;29(9)

Olson, K., Sinsky, C., Rinne, T. S, et al. Cross-sectional survey of workplace stressors associated with physician burnout measured by the Mini-Z and the Maslach Burnout Inventory. Stress and health: journal of the International Society for the Investigation of Stress. 2019;35(2):157-75.