Thực trạng nghiện internet và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế năm 2018 - 10.53522/ytcc.vi56.T210615

Hồ Thị Linh Đan, Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Mai

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Nghiện Internet là một vấn đề ngày càng gia tăng ở sinh viên đại học trên toàn thế giới gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, kết quả học tập và công việc. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ nghiện Internet và phân tích một số yếu tố liên quan đến nghiện Internet ở sinh viên

Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 1098 sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế năm 2018. Sử dụng thang đo đánh giá nghiện Internet (s-IAT) gồm 12 câu hỏi đánh giá hai yếu tố: Mất kiểm soát/quản lý thời gian và suy giảm hiệu suất/vấn đề xã hội. Các câu hỏi sử dụng thang đo Likert từ 1 (không bao giờ) đến 5 (luôn luôn) và điểm số dao động từ 12 đến 60 điểm, bộ câu hỏi được chuẩn hóa có độ tin cậy và tính thích hợp tại Việt Nam.

Kết quả: 36,9% sinh viên nghiện Internet, một số yếu tố liên quan tới sinh viên nghiện Internet là nhận được sự quan tâm của cố vấn học tập (OR= 0,73; 95%CI: 0,57-0,94), thời gian tự học 3 giờ/ ngày (OR= 0,46; 95%CI:0,32-0,66); có thói quen đọc sách trong thời gian rảnh (OR= 0,60; 95%CI: 0,32-0,65), thói quen chỉ học lại bài khi đến gần kì thi (OR= 1,46; 95%CI= 1,04-2,06) với p<0,05.

Kết luận: Tỷ lệ nghiên Internet trong sinh viên là phổ biến, do đó sinh viên cần nhận được sự quan tâm của cố vấn học tập, khuyến khích sinh viên dành nhiều thời gian cho việc tự học, tạo thói quen tốt như đọc sách trong thời gian rảnh và thường xuyên học bài để giảm nguy cơ nghiện Internet.

Từ khóa


Nghiện Internet, sinh viên Y khoa, Cố vấn học tập

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Balhara YPS, Mahapatra A, Sharma P, Bhargava R, Problematic internet use among students in South-East Asia: Current state of evidence. Indian J Public Health . 2018;62(3):197-210

Kumar S, Kumar A, Badiyani B, Singh SK, Gupta A, Ismail MB. Relationship of internet addiction with depression and academic performance in Indian dental students. Clujul Med. 2018;91(3): 300–306.

Zhang MWB, Tran BX, Hương LT, Hinh ND, Nguyen HLT, Tho TD, RCM. Internet addiction and sleep quality among Vietnamese youths. Asian J Psychiatry. 2017;28:15-20

Langarizadeh M, Naghipour M, Tabatabaei SM, Mirzaei A, Vaghar ME, 2016. Prediction of internet addiction based on information literacy among students of Iran University of Medical Sciences. Electron Physician. 2018; 10(2): 6333-6340.

Tran BX, Huong LT, Hinh ND, Nguyen LH, Le BN, Nong VM, Manh Ho. A study on the influence of internet addiction and online interpersonal influences on health-related quality of life in young Vietnamese. BMC Public Health. 2017;17(1):138.

Ngô Thị Xuân Bích, Nguyễn Văn Hùng. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên hệ tín chỉ tại trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học 2016. Số đặc biệt năm 2016, trang 40-47.

Shek DTL, Sun RCF, Yu L. Internet addiction. In: Pfaff DW, Martin E, Pariser E, editors. Neuroscience in the 21st century. New York: Springer. 2013:2775–2811

Ali R, Mohammed N, Aly H. Internet addiction among medical students of Sohag University, Egypt. J Egypt Public Health Assoc. 2017: 92(2), 86-95.

Ching SM, Hamidin A, Vasudevan R, Sazlyna MS, Wan Aliaa WS, Foo YL, Yee A, Hoo FK. Prevalence and factors associated with internet addiction among medical students - A cross-sectional study in Malaysia. Med J Malaysia. 2017:72(1):7-11.

Tsimtsiou Z, Haidich AB, Spachos D, Kokkali S, Bamidis P, Dardavesis T, Arvanitidou M. Internet Addiction in Greek Medical Students: an online survey. Acad Psychiatry. 2015:39(3):300-4

E. Hasmujaj. Internet Addiction and Loneliness Among Students of University of Shkodra. European Scientific Journa. 2016: 12, 1857–7881

A. A. Boylu and G. Günay. Loneliness and Internet Addiction Among University Students. Internet Technol. Addict. 2019: pp. 382–398.