Kiến thức, thái độ về quản lý vệ sinh kinh nguyệt của học sinh nữ 10-18 tuổi - 10.53522/ytcc.vi56.T210720

Bùi Thị Tú Quyên, Phan Đình Hiệp, Bùi Thị Ngọc, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh Thi

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Quản lý vệ sinh kinh nguyệt là một vấn đề thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái. Tại Việt Nam, nghiên cứu về quản lý vệ sinh kinh nguyệt chưa có nhiều. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức và thái độ về quản lý vệ sinh kinh nguyệt của học sinh nữ 10-18 tuổi. 

Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện trên 494 học sinh nữ. Nghiên cứu định tính thực hiện 7 thảo luận nhóm và 14 phỏng vấn sâu đối với giáo viên và học sinh tại 7 trường của  Hà Nội và Quảng Bình năm 2021. 

Kết quả: nghiên cứu cho thấy gần 2/3 học sinh (64,6%) có kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt đạt yêu cầu/hoặc ở mức độ “đạt”, trong đó kiến thức này đạt mức trung bình là 40,9% và tốt là 23,7%.  Chỉ có 1,6% học sinh tiểu học có kiến thức tốt về quản lý vệ sinh kinh nguyệt. Đa số có thái độ kém hoặc mức trung bình với kinh nguyệt và quản lý vệ sinh kinh nguyệt (98,2%). Tỷ lệ học sinh tự tin ở trường khi có kinh nguyệt là rất thấp (1,6%). Có sự khác biệt về kiến thức, thái độ và mức độ tự tin về quản lý vệ sinh kinh nguyệt theo khu vực, dân tộc, và theo cấp học. Học sinh còn có các quan niệm cơ thể phụ nữ khi hành kinh là ‘bẩn’ và cho rằng cần kiêng kị một số hoạt động khi hành kinh tại cộng đồng.

Kết luận và Khuyến nghị: Cần nâng cao kiến thức và thái độ của học sinh về quản lý vệ sinh kinh nguyệt, chú trọng đối tượng học sinh tiểu học và học sinh khu vực nông thôn. Nhà trường, thầy cô và phụ huynh chú trọng cải tạo nhà vệ sinh tại trường học và chú ý đảm bảo nước và xà phòng tại nhà vệ sinh của trường, tạo môi trường thân thiện và tăng tự tin cho học sinh nữ khi ở trường.

Từ khóa


kiến thức, thái độ, vệ sinh kinh nguyệt, học sinh nữ

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Jones LL, Griffiths PL, Norris SA, Pettifor JM, Cameron N. Age at menarche and the evidence for a positive secular trend in urban South Africa. Am J Hum Biol. 2009;21(1):130–2.

UNICEF. Guidance on menstrual health and hygiene. UNICEF 2019.Available at https://www.unicef.org/media/91341/file/UNICEF-Guidance-menstrual-health-hygiene-2019.pdf

Khanna A, Goyal RS, Bhawsar R. Menstrual Practices and Reproductive Problems: A Study of Adolescent Girls in Rajasthan. J Health Manag. 2005 Apr 1;7(1):91–107.

Sommer M, Caruso BA, Sahin M, Calderon T, Cavill S, Mahon T, et al. A Time for Global Action: Addressing Girls’ Menstrual Hygiene Management Needs in Schools. PLOS Med. 2016 Feb 23;13(2):e1001962.

Toolkit on hygiene, sanitation and water in schools [Internet]. World Bank. [cited 2021 Jun 6]. Available from: https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-reports/documentdetail/339381468315534731/Toolkit-on-hygiene-sanitation-and-water-in-schools

Giang, Nguyễn Minh. Thực trạng giáo dục giới tính ở trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học 10 (88) (2016): 161.ent training in primary, secondary and high schools in Vietnam. Plan International Vietnam, 2021.

Sivakami M, Maria van Eijk A, Thakur H, Kakade N, Patil C, Shinde S, et al. Effect of menstruation on girls and their schooling, and facilitators of menstrual hygiene management in schools: surveys in government schools in three states in India, 2015. J Glob Health [Internet]. [cited 2021 Jun 6];9(1). Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6286883/

Phillips-Howard P, Nyothach E, Ter Kuile F, Omoto J, Wang D, Zeh C, et al. Menstrual cups and sanitary pads to reduce school attrition, and sexually transmitted and reproductive tract infections: A cluster randomised controlled feasibility study in rural Western Kenya. BMJ Open. 2016 Nov 1;6: e013229.

Chandra-Mouli V, Patel SV. Mapping the knowledge and understanding of menarche, menstrual hygiene and menstrual health among adolescent girls in low- and middle-income countries. Reprod Health. 2017 Dec;14(1):30.

A Cross Sectional Study of Knowledge and Practices about Reproductive Health among Female Adolescents in an Urban Slum of Mumbai | Journal of Family and Reproductive Health [Internet]. [cited 2021 Jun 6]. Available from: https://jfrh.tums.ac.ir/index.php/jfrh/article/view/131

Lawan U, Wali N, Musa A. Menstruation and menstrual hygiene amongst adolescent school girls in Kano, Northwestern Nigeria. Afr J Reprod Health. 2010 Sep 1;14:201–7.

Sommer M, Sahin M. Overcoming the Taboo: Advancing the Global Agenda for Menstrual Hygiene Management for Schoolgirls. Am J Public Health. 2013 Sep;103(9):1556–9. 13. Báo phụ nữ ngày nay. Phụ nữ đến ngày đèn đỏ có nên đi lễ chùa, lễ phật. truy cập ngày 15/9/21 tại https://phunutoday.vn/phu-nu-den-ngay-den-do-co-nen-di-le-chua-le-phat-d97971.html

Phạm Huyền. Phụ nữ đến tháng có được đi tảo mộ ngày thanh minh không. Tạp chí Sức khỏe cộng đồng 2021. Truy cập 15/9/2021 tại https://suckhoecongdongonline.vn/phu-nu-den-thang-co-duoc-di-tao-mo-ngay-thanh-minh-khong-d206526.html