Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Khmer 18-49 tuổi có chống và một số yếu tố liên quan tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long năm 2021

Lê Thị Hồng Yến, Bùi Thị Tú Quyên

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi61.05

Ngày nhận bài: 01/09/2022

Ngày gửi phản biện: 08/09/2022

Ngày duyệt bài: 15/12/2022

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Khmer từ 18-49 tuổi có chồng tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; và (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ Khmer từ 18-49 tuổi có chồng.

Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang, thông tin được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 370 phụ nữ Khmer từ 18-49 tuổi có chồng sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc trong thời gian từ tháng 08/2020 đến tháng 06/2021. Các phân tích thống kê mô tả được sử dụng, tỷ số chênh và khoảng tin cậy 95% được dùng để phân tích yếu tố liên quan đến dùng biện pháp tránh thai (BPTT) ở phụ nữ.

Kết quả:  Tỷ lệ phụ nữ Khmer 18-49 tuổi có chồng sử dụng BPTT chiếm 62,2%, trong đó BPTT hiện đại là 91,7%, BPTT truyền thống là 8,3%. Viên uống tránh thai là phương pháp tránh thai được dùng nhiều nhất (68,7%). Những phụ nữ dân tộc Khmer có tuổi trên 35 tuổi, trình độ học vấn trung học cơ sở (THCS) trở lên, có nghề nghiệp làm rẫy/làm thuê mướn, nhóm phụ nữ không theo tôn giáo, quy mô gia đình mong muốn có từ 2 con trở xuống có xu hướng sử BPTT cao hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê p<0,05.

 

Từ khóa


Biện pháp tránh thai, phụ nữ Khmer, yếu tố liên quan

Toàn văn:

PDF