Tác động của đại dịch COVID-19 đối với bạo lực gia đình đối ở phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam: Kết quả của nghiên cứu phương pháp hỗn hợp

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Vân, Trần Kiều Như, Khuất Thu Hồng, Bùi Thị Tú Quyên, Hoàng Văn Minh

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.visdbT220702

Ngày nhận bài: 09/06/2022

Ngày gửi phản biện: 15/06/2022

Ngày duyệt bài: 10/08/2022

Mục tiêu: Nghiên cứu này chủ yếu nhằm xem xét tác động của đại dịch đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Hà Nội, Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu nguyên nhân và các chiến lược đối phó của họ khi xảy ra bạo lực gia đình.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (n=303) và định tính (n=15). Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từng bị bạo lực gia đình.
Kết quả: Có 34%, 58,7%, 57,8% và 25,1% phụ nữ bị bạo lực tài chính, thể chất, tinh thần và tình dục trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Trong số các nạn nhân bạo lực gia đình, một tỷ lệ cao (hơn 70%) cho biết họ phải chịu đựng bạo lực gia đình thường xuyên hơn trong thời gian xảy ra dịch, so với thời gian trước dịch. Ngoài ra, hơn 50% trong số họ cho biết họ đã phải chịu đựng bạo lực gia đình hơn 5 lần trong thời gian dịch diễn ra. Tỷ lệ bạo lực gia đình (của tất cả các loại bạo lực) ở hộ gia đình phải vay tiền hoặc bán tài sản cao hơn so với hộ gia đình không có nợ. Tần suất uống rượu bia của chồng/ bạn tình càng nhiều thì tỉ lệ bạo lực càng cao. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy mất việc làm hoặc không có thu nhập là nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình trong thời kỳ COVID-19 và việc uống rượu của chồng/ bạn tình là nguyên nhân trực tiếp làm trầm trọng thêm bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hơn một nửa phụ nữ không tìm kiếm sự hỗ trợ nào để giải quyết bạo lực gia đình vì họ coi đó là vấn đề cá nhân hoặc riêng tư, và không ai có thể giúp họ.
Kết luận: Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ. Do
đó, cần ưu tiên và lồng ghép các giải pháp chấm dứt bạo lực gia đình vào các chương trình phòng dịch liên quan đến COVID-19.

 

Từ khóa


COVID-19, bạo lực gia đình, bạo lực kinh tế, bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục

Toàn văn:

PDF