Tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường THPT tại Hà Nội năm 2015 (Nutritional status of students at two high schools in Hanoi in 2015)

Thị Thu Hà Lê, Thanh Hà Nguyễn, Quốc Toản Lưu

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực hiện trên 620 học sinh PTTH thuộc 2 trường đại diện cho thuộc khu vực nội thành và khu vực ngoại thành trên địa bàn Hà Nội với mục tiêu xác định thực trạng dinh dưỡng của học sinh PTTH năm 2015. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cân nặng trung bình của học sinh là 52,2± 9,7 kg và chiều cao trung bình là 160,7± 7,9cm, có sự khác biệt về cân nặng và chiều cao trung bình của học sinh khu vực nội thành và ngoại thành. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) là 5,2% trong đó ở trường Ứng Hòa A (ƯHA) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao gấp 2 lần học sinh ở trường Trần Nhân Tông (TNT). Tỷ lệ thừa cân- béo phì của học sinh là 7,8%, trường TNT có tỷ lệ học sinh thừa cân- béo phì cao hơn (8,9%) trong khi tỷ lệ này ở trường ƯHA chỉ có 3,6%. Học sinh nam có tỷ lệ thừa cân- béo phì cao hơn học sinh nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khuyến nghị: Cần có chương trình can thiệp phù hợp với từng khu vực: giảm tỷ lệ thừa cân- béo phì đang có xu hưởng gia tăng ở khu vực nội thành đồng thời tiếp tục có các can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh ở học sinh ở khu vực ngoại thành.

English abstract

The study was conducted among 620 students in two high School in Hanoi, one from an urban area and one from a suburban area with aiming to "determine the nutritional status of high school students in 2015". The study design was cross-sectional. The study results showed that the average weight of students was 52.2 ± 9.7 kg and average height was 160.7 ± 7.9cm, there was significant difference between those in urban and suburban. The rate of malnutrition was 5.2%, the number in suburban area was higher than urban area by 2 times. Meanwhile, the percentage of overweight- obesity were 7.8%, the percentage overweight of students in urban area was higher (8.9%) than suburban, while the percentage in the suburban only was 3.6%. The percentage overweight of male students was higher than female students, and this difference was statistically significant p <0.05. Recommendation: Need to do intervention to suit each region: reducing overweight- obesity rates tends to increase in the urban area and contining the intervention reduced malnutrition rates in students in the suburban.


Từ khóa


học sinh phổ thông trung học; tình trạng dinh dưỡng; suy dinh dưỡng; thừa cân; béo phì; Nutritional status; malnutrition; overweight- obesity

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt:

Viện Dinh dưỡng (2012). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Hà Nội.

Trần Thị Minh Hạnh và các cộng sự (2012). "Tình trạng dinh dưỡng học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm/ Journal of Food and Nutrition Sciences, 8(3): 35-43.

Tài liệu tiếng Anh:

Cynthia L. Ogden et al (2010). Obesity and Socioeconomic Status in Children and Adolescents: United States, 2005-2008, CDC.

Robert.E. Black et al (2013). "Maternal and child undernutrition and overweight in low-income and middle-income countries". The Lancet. 382(9890): 427-451.

UNICEF (2012), Progress for Children: A report card on aldolescents, access date 12 February 2015, in web UNICEF, www.unicef.org/publications/index_62280.html.

WHO (2007), Growth reference 5-19 years.