Phân tích văn bản ban hành trong hai giai đoạn ứng phó dịch covid-19 tại Đồng Tháp thông qua đối chiếu với Bộ chức năng y tế công cộng

Nguyễn Công Cừu, Đoàn Tấn Bửu, Phan Thanh Hòa, Thái Ngọc Ái Vy, Trần Thị Kiều Oanh, Lê Vũ Anh

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi65.1.02

Ngày nhận bài: 30/07/2023

Ngày gửi phản biện: 01/08/2023

Ngày duyệt bài: 01/12/2023

 

Nghiên cứu tỉnh Đồng Tháp năm 2022-2023 về “Phân tích văn bản ban hành trong đại dịch COVID-19 thông qua đối chiếu với các chức năng thiết yếu của y tế công cộng” là một trong chuỗi nghiên cứu cơ bản mà Hội Y tế công cộng (VPHA) đã thực hiện ngay trong giai đoạn đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Mục tiêu chính của các nghiên cứu này là tìm hiểu những lỗ hổng trong ứng dụng thực tế của các chức năng và chức năng phụ của bộ công cụ EFPH và tìm ra các bổ sung hiệu quả để có sự chuẩn bị tốt cho ứng phó khẩn cấp về sức khỏe trong tương lai. Chuỗi nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1, đối tượng nghiên cứu là các văn bản được ban hành trong thời kỳ dịch nhưng chỉ từ các cơ quan cấp Trung ương gồm: Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế. những nơi mặc định đó là những cơ quan ra quyết định quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến đại dịch. Nghiên cứu đầu tiên này được thực hiện bởi Văn phòng Hội Y tế Công cộng Việt Nam.

Giai đoạn 2 được thực hiện tại 3 tỉnh của Hội Y tế công cộng ở 3 miền Việt Nam gồm: Yên Bái, Huế và Đồng Tháp. Mục tiêu chính của nghiên cứu giai đoạn hai này là mô tả mô hình dịch bệnh xảy ra ở cấp tỉnh và các quyết định được đưa ra ở cấp địa phương thông qua các văn bản ban hành: dữ liệu văn bản từ Tỉnh, Huyện, Xã cũng được đối chiếu với bộ công cụ của EFPH để rút ra bài học cụ thể ở cấp cơ sở trong việc ứng phó với đại dịch thực sự. Các nghiên cứu này được thực hiện bởi Hội Y tế Công cộng Yên Bái, Huế và Đồng Tháp với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội Y tế Công cộng Việt Nam.

Mời độc giả theo dõi kết quả nghiên cứu cụ thể của từng tỉnh

PDF

 

Từ khóa


chức năng y tế công cộng, văn bản chỉ đạo, Covid-19, Đồng Tháp